Ngày 7/3, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa 8 đã tổ chức kỳ họp thứ 6 chuyên đề góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại kỳ họp, phần lớn các ý kiến đóng góp của đại biểu thể hiện sự nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến cụ thể.
Có đại biểu cho rằng Chương II của Dự thảo được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và đặt sau Chương I về chế độ chính trị là phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo đã chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác về Chương này, có sự phân biệt nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời đã bổ sung một số quyền mới.
Các đại biểu cho rằng, nội dung Dự thảo đã đảm bảo cụ thể hóa quan điểm Nhà nước tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo tinh thần văn kiện Đại hội Đảng XI; Dự thảo đã quy định hợp lý và phân biệt rõ ràng quyền con người và quyền công dân.
Dự thảo quy định về quyền con người, quyền công dân đã dựa trên nguyên tắc bảo đảm các quyền về dân sự và chính trị thì Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm theo đúng cam kết quốc tế.
Còn việc ghi nhận các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá đối với con người, công dân thì phải phù hợp với trình độ, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với nguồn lực của đất nước để bảo đảm tính khả thi.
Trong Chương III về xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, đại biểu Nguyễn Ngọc Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai cho rằng Dự thảo đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học là phù hợp với tình hình phát triển đất nước hiện nay.
Một số đại biểu cho rằng trong Chương VII quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng của Chính phủ “là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” và là “cơ quan chấp hành của Quốc hội”, bổ sung quy định Chính phủ là “cơ quan thực hiện quyền hành pháp”.
Quy định về vị trí của Chính phủ trong Dự thảo đã bảo đảm hợp lý vị trí của Chính phủ trong tổ chức quyền hành pháp tương ứng với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp.
Đến thời điểm hiện nay, đã có 54 đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Qua tổng hợp đã có khoảng 15.000 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo.
Đa số các ý kiến tán thành với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó khoảng hơn 1.000 lượt ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến; đề nghị làm rõ một số vấn đề tập trung chủ yếu vào các chương về chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, về bộ máy Nhà nước./.
Tại kỳ họp, phần lớn các ý kiến đóng góp của đại biểu thể hiện sự nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến cụ thể.
Có đại biểu cho rằng Chương II của Dự thảo được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và đặt sau Chương I về chế độ chính trị là phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo đã chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác về Chương này, có sự phân biệt nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời đã bổ sung một số quyền mới.
Các đại biểu cho rằng, nội dung Dự thảo đã đảm bảo cụ thể hóa quan điểm Nhà nước tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo tinh thần văn kiện Đại hội Đảng XI; Dự thảo đã quy định hợp lý và phân biệt rõ ràng quyền con người và quyền công dân.
Dự thảo quy định về quyền con người, quyền công dân đã dựa trên nguyên tắc bảo đảm các quyền về dân sự và chính trị thì Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm theo đúng cam kết quốc tế.
Còn việc ghi nhận các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá đối với con người, công dân thì phải phù hợp với trình độ, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với nguồn lực của đất nước để bảo đảm tính khả thi.
Trong Chương III về xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, đại biểu Nguyễn Ngọc Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai cho rằng Dự thảo đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học là phù hợp với tình hình phát triển đất nước hiện nay.
Một số đại biểu cho rằng trong Chương VII quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng của Chính phủ “là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” và là “cơ quan chấp hành của Quốc hội”, bổ sung quy định Chính phủ là “cơ quan thực hiện quyền hành pháp”.
Quy định về vị trí của Chính phủ trong Dự thảo đã bảo đảm hợp lý vị trí của Chính phủ trong tổ chức quyền hành pháp tương ứng với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp.
Đến thời điểm hiện nay, đã có 54 đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Qua tổng hợp đã có khoảng 15.000 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo.
Đa số các ý kiến tán thành với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó khoảng hơn 1.000 lượt ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến; đề nghị làm rõ một số vấn đề tập trung chủ yếu vào các chương về chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, về bộ máy Nhà nước./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)