Dự trữ dầu Mỹ tăng, giá “vàng đen” đi xuống trong phiên giao dịch 9/11

Vào lúc 14 giờ 27 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 9 xu Mỹ (0,1%) xuống 95,27 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 20 xu (0,2%) xuống 88,71 USD/thùng.
Dự trữ dầu Mỹ tăng, giá “vàng đen” đi xuống trong phiên giao dịch 9/11 ảnh 1Một trạm xăng tại Queens, New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch chiều 9/11, giá dầu thô đi xuống giữa bối cảnh dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến. Bên cạnh đó, mối lo ngại về sự gia tăng các ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.

Vào lúc 14 giờ 27 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 9 xu Mỹ (0,1%) xuống 95,27 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 20 xu (0,2%) xuống 88,71 USD/thùng. Trong phiên 8/11, giá hai mặt hàng này đã giảm khoảng 3%.

Theo số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 4/11, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 5,6 triệu thùng, cao hơn ước tính tăng khoảng 1,4 triệu thùng của các nhà phân tích trước đó.

[Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục đi xuống trong phiên 8/11]

Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management có trụ sở tại Thụy Sỹ, nhận định số liệu về đà tăng của lượng dầu tồn kho cho thấy nhu cầu tại Mỹ giảm.

Tuần trước, thị trường đã nuôi hy vọng về khả năng Trung Quốc nới lỏng chính sách kiểm soát chặt dịch COVID-19, song cuối tuần trước, các quan chức y tế Trung Quốc đã tái khẳng định quyết tâm theo đuổi chính sách “Không COVID.”

Ngày 9/11, số ca mắc COVID-19 tại Quảng Châu và các thành phố khác của Trung Quốc tiếp tục tăng, với hàng triệu người được yêu cầu xét nghiệm COVID-19.

Theo nhà phân tích Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets của Anh, dù nguồn cung thắt chặt, sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc có tác động lớn đến thị trường dầu kỳ hạn.

Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung. Các chiến lược gia hàng hóa của ngân hàng ING của Hà Lan lưu ý ngoài việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ đang tiếp tục cắt giảm sản lượng, nguồn cung dầu từ Nga cũng giảm khi lệnh cấm của châu Âu.

Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu của Nga vào ngày 5/2, do vấn đề liên quan đến Ukraine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục