Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết BSA đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại cửa khẩu Khánh Bình và Tịnh Biên.
Đây là hoạt động mở đầu cho kế hoạch 10 phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên giới Việt Nam-Campuchia.
Qua hai phiên chợ, người tiêu dùng nước bạn đã có dịp tiếp cận và biết thêm nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Đây cũng là điều kiện để phát triển đối tác phân phối tại thị trường này trong thời gian tới.
Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tại các phiên chợ này, các doanh nghiệp còn tặng quà cho trẻ em nghèo, hiếu học, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người tiêu dùng là người Việt và Campuchia.
Theo BSA, hiện nay tại khu vực biên giới Campuchia với hệ thống phân phối và chợ phân bố rất thưa thớt, hàng hóa không đủ đáp ứng yêu cầu nên hằng ngày có rất đông người tiêu dùng Campuchia sang mua sắm tại các chợ ven biên giới phía Việt Nam.
Nắm bắt nhu cầu này, BSA phối hợp cùng các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước sẽ tổ chức thí điểm 10 phiên chợ “đưa hàng Việt về phục vụ người dân vùng biên giới Việt Nam-Campuchia”.
Ngoài hoạt động bán hàng, các cuộc tập huấn bán hàng, giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu, nắm bắt tâm lý thị hiếu tiêu dùng... cũng sẽ được tổ chức.
Việc tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên lần này cũng là bước chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiệp trước kỳ hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao quy mô lớn sẽ diễn ra vào tháng 4/2010 tại Campuchia.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát vào tháng 8/2009 tại thành phố Phnom Penh và các tỉnh Battambang, Tà Keo (Campuchia) do BSA và Công ty nghiên cứu thị trường Trường Đoàn cùng phối hợp thực hiện, có rất nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam "qua mặt” các hàng hóa cùng loại của Trung Quốc và Thái Lan.
Trong số đó, các mặt hàng thực phẩm khô, gia vị, thực phẩm chế biến đông lạnh, nhựa gia dụng, vật dụng thiết bị bằng nhựa, đồ trang trí nội thất, ngoại thất, thiết bị vệ sinh, giày dép, các sản phẩm da, giả da do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã chiếm từ 33-93% thị trường./.
Đây là hoạt động mở đầu cho kế hoạch 10 phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên giới Việt Nam-Campuchia.
Qua hai phiên chợ, người tiêu dùng nước bạn đã có dịp tiếp cận và biết thêm nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Đây cũng là điều kiện để phát triển đối tác phân phối tại thị trường này trong thời gian tới.
Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tại các phiên chợ này, các doanh nghiệp còn tặng quà cho trẻ em nghèo, hiếu học, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người tiêu dùng là người Việt và Campuchia.
Theo BSA, hiện nay tại khu vực biên giới Campuchia với hệ thống phân phối và chợ phân bố rất thưa thớt, hàng hóa không đủ đáp ứng yêu cầu nên hằng ngày có rất đông người tiêu dùng Campuchia sang mua sắm tại các chợ ven biên giới phía Việt Nam.
Nắm bắt nhu cầu này, BSA phối hợp cùng các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước sẽ tổ chức thí điểm 10 phiên chợ “đưa hàng Việt về phục vụ người dân vùng biên giới Việt Nam-Campuchia”.
Ngoài hoạt động bán hàng, các cuộc tập huấn bán hàng, giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu, nắm bắt tâm lý thị hiếu tiêu dùng... cũng sẽ được tổ chức.
Việc tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên lần này cũng là bước chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiệp trước kỳ hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao quy mô lớn sẽ diễn ra vào tháng 4/2010 tại Campuchia.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát vào tháng 8/2009 tại thành phố Phnom Penh và các tỉnh Battambang, Tà Keo (Campuchia) do BSA và Công ty nghiên cứu thị trường Trường Đoàn cùng phối hợp thực hiện, có rất nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam "qua mặt” các hàng hóa cùng loại của Trung Quốc và Thái Lan.
Trong số đó, các mặt hàng thực phẩm khô, gia vị, thực phẩm chế biến đông lạnh, nhựa gia dụng, vật dụng thiết bị bằng nhựa, đồ trang trí nội thất, ngoại thất, thiết bị vệ sinh, giày dép, các sản phẩm da, giả da do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã chiếm từ 33-93% thị trường./.
Tấn Hiền (Vietnam+)