Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ 30/10 đến 2/11/2011.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Những năm gần đây, giao lưu các cấp luôn được duy trì, hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010, hai bên đã ký "Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á," trong đó có thỏa thuận về nhiều dự án quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2010 đã đánh dấu sự phục hồi rõ rệt của thương mại song phương hai nước với mức kim ngạch đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đạt gần 7,5 tỷ USD, (chủ yếu là các mặt hàng: thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… ); nhập khẩu đạt hơn 7,4 tỷ USD với những mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, vải các loại, linh kiện ôtô, nguyên liệu dệt, da…
Từ tháng 6/2008, hai bên bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt-Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông-Tây cũng như hợp tác trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Đến nay, hai nước đã hoàn thành Giai đoạn III sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và chính thức khởi động Giai đoạn IV Sáng kiến chung với 70 hạng mục.
Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 21,78 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Những năm qua, kể từ khi nối lại việc cung cấp ODA, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành quốc gia cũng cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tháng 12/2010, Nhật Bản đã cam kết mức viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch... cũng ngày càng đạt được nhiều kết quả.
Nhật Bản luôn nằm trong số 5 nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. Năm 2010, Việt Nam đã đón hơn 442.000 lượt khách Nhật Bản. Trong 9 tháng của năm nay, con số này đạt gần 344.000 lượt. Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước.
Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã được thành lập (3/2008) nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, ODA, du lịch, lao động, văn hóa giáo dục... , đồng thời thúc đẩy và đạt được cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược.
Nhật Bản từng được biết đến là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông và kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Mặc dù vậy, nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi từ giai đoạn 1945-1954 và tiến tới phát triển cao độ trong những năm 1955-1973. Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của Nhật có xu hướng chậm lại, sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 90, kinh tế Nhật lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 và cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu hiện nay.
Dù gặp nhiều khó khăn, mới đây nhất là những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới với ưu thế về công nghệ tiên tiến; nguồn vốn dồi dào; lực lượng lao động cần cù tay nghề cao; đội ngũ tri thức đông đảo được đầu tư lớn./.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Những năm gần đây, giao lưu các cấp luôn được duy trì, hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010, hai bên đã ký "Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á," trong đó có thỏa thuận về nhiều dự án quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2010 đã đánh dấu sự phục hồi rõ rệt của thương mại song phương hai nước với mức kim ngạch đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đạt gần 7,5 tỷ USD, (chủ yếu là các mặt hàng: thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… ); nhập khẩu đạt hơn 7,4 tỷ USD với những mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, vải các loại, linh kiện ôtô, nguyên liệu dệt, da…
Từ tháng 6/2008, hai bên bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt-Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông-Tây cũng như hợp tác trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Đến nay, hai nước đã hoàn thành Giai đoạn III sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và chính thức khởi động Giai đoạn IV Sáng kiến chung với 70 hạng mục.
Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 21,78 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Những năm qua, kể từ khi nối lại việc cung cấp ODA, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành quốc gia cũng cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tháng 12/2010, Nhật Bản đã cam kết mức viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch... cũng ngày càng đạt được nhiều kết quả.
Nhật Bản luôn nằm trong số 5 nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. Năm 2010, Việt Nam đã đón hơn 442.000 lượt khách Nhật Bản. Trong 9 tháng của năm nay, con số này đạt gần 344.000 lượt. Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước.
Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã được thành lập (3/2008) nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, ODA, du lịch, lao động, văn hóa giáo dục... , đồng thời thúc đẩy và đạt được cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược.
Nhật Bản từng được biết đến là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông và kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Mặc dù vậy, nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi từ giai đoạn 1945-1954 và tiến tới phát triển cao độ trong những năm 1955-1973. Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của Nhật có xu hướng chậm lại, sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 90, kinh tế Nhật lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 và cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu hiện nay.
Dù gặp nhiều khó khăn, mới đây nhất là những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới với ưu thế về công nghệ tiên tiến; nguồn vốn dồi dào; lực lượng lao động cần cù tay nghề cao; đội ngũ tri thức đông đảo được đầu tư lớn./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)