Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tại Đức đã xuống tới mức thấp nhất trong 33 năm qua và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng mạnh.
Viện Markit, chuyên về dịch vụ thông tin tài chính, có trụ sở tại London, đã đưa ra nhận định trên ngày 2/5 khi công bố các chỉ số về nền kinh tế Đức.
Trong khi tình hình kinh tế Đức được coi là sáng sủa hơn so với các nước láng giềng, thông tin trên là dấu hiệu tiêu cực cho thấy đã bắt đầu xuất hiện hậu quả của khủng hoảng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Theo nhận định của Viện Markit, việc chỉ số PMI từ 48,4 điểm trong tháng 3/2012 giảm xuống còn 46,2 điểm trong tháng 4/2012, cho thấy tình trạng sản xuất cũng như khối lượng sản phẩm đầu tư bị sụt giảm.
Theo một số nhà sản xuất Đức, nhu cầu của khách hàng ở Nam Âu giảm dẫn đến việc có ít đơn đặt hàng xuất khẩu hơn. Tình trạng thất nghiệp, vốn có phản ứng chậm hơn sau khi kinh tế suy giảm, cũng bắt đầu có những dấu hiệu xấu đi.
Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo thời vụ ở Đức là 6,8%, tức là thêm khoảng 19.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, cơ quan phụ trách việc làm của Đức cho biết nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã giảm rõ rệt trong tháng trước.
Các số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Đức có thể chỉ đạt mức 0,7% trong năm 2012, 1,6% trong năm 2013, trong khi chỉ số này của năm 2011 là 3%.
Theo các chuyên gia, chỉ số PMI và tỷ lệ thất nghiệp ở Đức cho thấy nền kinh tế nước này sẽ không thể tránh khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành trên khắp châu Âu thời gian qua.
Trong khi đó, hãng hàng không hàng đầu của Đức Lufthansa ngày 2/5 cho biết hãng này`đã bị lỗ nặng trong quý 1/2012 khi chi phí cho nhiên liệu của dòng máy bay phản lực tăng mạnh.
Trong ba tháng đầu năm nay, hãng Lufthansa đã chịu lỗ ròng tới 397 triệu euro (tương đương 522 triệu USD), vượt xa mức dự đoán là hơn 336 triệu euro của các nhà phân tích kinh tế trước đó.
Lufthansa cho biết doanh thu quý đầu của hãng đạt 6,6 tỷ euro, cao hơn 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức thu này không thể bù đắp các chi phí bổ sung, đặc biệt là chi phí cho nhiên liệu do giá tăng cao./.
Viện Markit, chuyên về dịch vụ thông tin tài chính, có trụ sở tại London, đã đưa ra nhận định trên ngày 2/5 khi công bố các chỉ số về nền kinh tế Đức.
Trong khi tình hình kinh tế Đức được coi là sáng sủa hơn so với các nước láng giềng, thông tin trên là dấu hiệu tiêu cực cho thấy đã bắt đầu xuất hiện hậu quả của khủng hoảng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Theo nhận định của Viện Markit, việc chỉ số PMI từ 48,4 điểm trong tháng 3/2012 giảm xuống còn 46,2 điểm trong tháng 4/2012, cho thấy tình trạng sản xuất cũng như khối lượng sản phẩm đầu tư bị sụt giảm.
Theo một số nhà sản xuất Đức, nhu cầu của khách hàng ở Nam Âu giảm dẫn đến việc có ít đơn đặt hàng xuất khẩu hơn. Tình trạng thất nghiệp, vốn có phản ứng chậm hơn sau khi kinh tế suy giảm, cũng bắt đầu có những dấu hiệu xấu đi.
Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo thời vụ ở Đức là 6,8%, tức là thêm khoảng 19.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, cơ quan phụ trách việc làm của Đức cho biết nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã giảm rõ rệt trong tháng trước.
Các số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Đức có thể chỉ đạt mức 0,7% trong năm 2012, 1,6% trong năm 2013, trong khi chỉ số này của năm 2011 là 3%.
Theo các chuyên gia, chỉ số PMI và tỷ lệ thất nghiệp ở Đức cho thấy nền kinh tế nước này sẽ không thể tránh khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành trên khắp châu Âu thời gian qua.
Trong khi đó, hãng hàng không hàng đầu của Đức Lufthansa ngày 2/5 cho biết hãng này`đã bị lỗ nặng trong quý 1/2012 khi chi phí cho nhiên liệu của dòng máy bay phản lực tăng mạnh.
Trong ba tháng đầu năm nay, hãng Lufthansa đã chịu lỗ ròng tới 397 triệu euro (tương đương 522 triệu USD), vượt xa mức dự đoán là hơn 336 triệu euro của các nhà phân tích kinh tế trước đó.
Lufthansa cho biết doanh thu quý đầu của hãng đạt 6,6 tỷ euro, cao hơn 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức thu này không thể bù đắp các chi phí bổ sung, đặc biệt là chi phí cho nhiên liệu do giá tăng cao./.
(TTXVN)