Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble ngày 5/9 đã bác bỏ gói cứu trợ thứ ba dành cho Hy Lạp, song nhấn mạnh quốc gia ngập trong nợ nần này sẽ vẫn ở lại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bất chấp những khó khăn phía trước.
Phát biểu trên đài phát thanh Đức, ông Schaeuble khẳng định: "Chi phí cho Hy Lạp đã lên quá cao, do đó chúng tôi không thể có một chương trình mới dành cho nước này."
Trước đó, hồi tháng 5/2010, Hy Lạp đã trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Eurozone nhận gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro (138 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Mặc dù đã phải thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và cắt giảm chi tiêu công, song đến tháng 10/2011, Athens tiếp tục phải cầu viện gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro từ các định chế tài chính trên. Song cho đến nay, Hy Lạp vẫn chưa đạt được các mục tiêu mà chính phủ liên minh nước này đề ra để có thể nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong khuôn khổ gói cứu trợ thứ hai.
Đầu tháng 8 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã hạ thấp triển vọng của Hy Lạp xuống mức tiêu cực, cho rằng việc chậm trễ triển khai các biện pháp củng cố ngân sách và nền kinh tế ngày càng tồi tệ là nguyên nhân khiến S&P đưa ra quyết định trên.
Cùng ngày, truyền thông Hà Lan đưa tin, một tuần trước bầu cử, Thủ tướng nước này Mark Rutte cũng đã bác bỏ khả năng dành một gói cứu trợ bổ sung mới cho Hy Lạp.
Phát biểu trong một cuộc tranh luận bầu cử ở thủ đô Amsterdam tối 4/9, ông Rút nói: "Chúng ta đã nhất trí hai gói cứu trợ và tôi cho rằng thế là đủ. Nếu bạn hứa hẹn một gói cứu trợ thứ ba, bạn sẽ loại bỏ mọi sức ép và chẳng khác gì nói với Hy Lạp rằng: Đừng cải cách."
Mặc dù Hy Lạp đã cầu viện tới hai gói cứu trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, song những khoản tiền này dường như chỉ là "muối bỏ bể." Các nhà phân tích cho rằng khả năng Athens kêu gọi gói cứu trợ thứ ba là không thể loại trừ./.
Phát biểu trên đài phát thanh Đức, ông Schaeuble khẳng định: "Chi phí cho Hy Lạp đã lên quá cao, do đó chúng tôi không thể có một chương trình mới dành cho nước này."
Trước đó, hồi tháng 5/2010, Hy Lạp đã trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Eurozone nhận gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro (138 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Mặc dù đã phải thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và cắt giảm chi tiêu công, song đến tháng 10/2011, Athens tiếp tục phải cầu viện gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro từ các định chế tài chính trên. Song cho đến nay, Hy Lạp vẫn chưa đạt được các mục tiêu mà chính phủ liên minh nước này đề ra để có thể nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong khuôn khổ gói cứu trợ thứ hai.
Đầu tháng 8 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã hạ thấp triển vọng của Hy Lạp xuống mức tiêu cực, cho rằng việc chậm trễ triển khai các biện pháp củng cố ngân sách và nền kinh tế ngày càng tồi tệ là nguyên nhân khiến S&P đưa ra quyết định trên.
Cùng ngày, truyền thông Hà Lan đưa tin, một tuần trước bầu cử, Thủ tướng nước này Mark Rutte cũng đã bác bỏ khả năng dành một gói cứu trợ bổ sung mới cho Hy Lạp.
Phát biểu trong một cuộc tranh luận bầu cử ở thủ đô Amsterdam tối 4/9, ông Rút nói: "Chúng ta đã nhất trí hai gói cứu trợ và tôi cho rằng thế là đủ. Nếu bạn hứa hẹn một gói cứu trợ thứ ba, bạn sẽ loại bỏ mọi sức ép và chẳng khác gì nói với Hy Lạp rằng: Đừng cải cách."
Mặc dù Hy Lạp đã cầu viện tới hai gói cứu trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, song những khoản tiền này dường như chỉ là "muối bỏ bể." Các nhà phân tích cho rằng khả năng Athens kêu gọi gói cứu trợ thứ ba là không thể loại trừ./.
(TTXVN)