Các nước thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone) có thị trường tài chính quốc gia ổn định nhất, gồm Đức, Hà Lan và Phần Lan, đã loại trừ khả năng phát hành loại trái phiếu chung của khu vực này.
Đó là một trong những kết quả chính của cuộc tham vấn ngày 25/11 tại Berlin (Đức) giữa bộ trưởng tài chính ba nước có chỉ số tín dụng cao nhất (AAA).
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, ba nước nói trên cho rằng các nước Khu vực đồng euro đang "oằn" mình dưới gánh nặng nợ công cần nhanh chóng cải tổ cơ cấu và tuân thủ kỷ luật ngân sách nghiêm ngặt.
Đề xuất phát hành trái phiếu chung Khu vực đồng euro do các nước có nền tài chính "yếu ớt" nhất đưa ra có thể buộc Đức, Hà Lan và Phần Lan phải chi thêm từ ngân sách quốc gia để thanh toán các khoản nợ công.
Cũng tại cuộc họp này, bộ trưởng tài chính ba nước Đức, Hà Lan và Phần Lan đã thảo luận cách tiếp cận kép để ổn định thị trường trái phiếu quốc gia Khu vực đồng euro.
Đó là tăng vốn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), trong đó có việc thu hút vốn tư nhân, và kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) can dự tích cực hơn nỗ lực giúp đỡ các nước Khu vực đồng euro đang bị khủng hoảng tài chính nặng nề.
Cuộc tham vấn nói trên mở màn cho một loạt cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9/12 tới tại Brussels (Bỉ), trong đó dự kiến các nước sẽ đưa ra chương trình bình ổn mới cho Khu vực đồng euro, bao gồm cả việc thông qua sửa đổi bổ sung đối với các hiệp định cơ sở của EU nhằm đạt tới một mức độ hội nhập mới và cao hơn.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính Khu vực đồng euro, phát biểu sau chuyến thăm chính thức Italy ngày 25/11, Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Olli Rehn tuyên bố Italy có đầy đủ khả năng để vượt qua khủng hoảng, tuy nhiên, nước này cần thông qua gói cải cách để kinh tế tiếp tục phát triển.
Ông Rehnn cũng ủng hộ chương trình mới của chính phủ Italy với các ưu tiên chính là củng cố hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Bỉ - một nước được coi là vẫn duy trì được sự ổn định về tài chính kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đã bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's ngày 25/11 tuyên bố hạ một bậc mức xếp hạng tín dụng của nước này từ AA+ xuống AA do cuộc khủng hoảng chính trị không có chính phủ tại Bỉ kéo dài hơn một năm rưỡi qua.
Điều này đồng nghĩa với việc do để mất lòng tin của các nhà đầu tư, nhiều khả năng Bỉ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để có thể cân đối được ngân sách với mức thâm hụt trong khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo quy định của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của Khu vực đồng euro./.
Đó là một trong những kết quả chính của cuộc tham vấn ngày 25/11 tại Berlin (Đức) giữa bộ trưởng tài chính ba nước có chỉ số tín dụng cao nhất (AAA).
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, ba nước nói trên cho rằng các nước Khu vực đồng euro đang "oằn" mình dưới gánh nặng nợ công cần nhanh chóng cải tổ cơ cấu và tuân thủ kỷ luật ngân sách nghiêm ngặt.
Đề xuất phát hành trái phiếu chung Khu vực đồng euro do các nước có nền tài chính "yếu ớt" nhất đưa ra có thể buộc Đức, Hà Lan và Phần Lan phải chi thêm từ ngân sách quốc gia để thanh toán các khoản nợ công.
Cũng tại cuộc họp này, bộ trưởng tài chính ba nước Đức, Hà Lan và Phần Lan đã thảo luận cách tiếp cận kép để ổn định thị trường trái phiếu quốc gia Khu vực đồng euro.
Đó là tăng vốn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), trong đó có việc thu hút vốn tư nhân, và kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) can dự tích cực hơn nỗ lực giúp đỡ các nước Khu vực đồng euro đang bị khủng hoảng tài chính nặng nề.
Cuộc tham vấn nói trên mở màn cho một loạt cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9/12 tới tại Brussels (Bỉ), trong đó dự kiến các nước sẽ đưa ra chương trình bình ổn mới cho Khu vực đồng euro, bao gồm cả việc thông qua sửa đổi bổ sung đối với các hiệp định cơ sở của EU nhằm đạt tới một mức độ hội nhập mới và cao hơn.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính Khu vực đồng euro, phát biểu sau chuyến thăm chính thức Italy ngày 25/11, Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Olli Rehn tuyên bố Italy có đầy đủ khả năng để vượt qua khủng hoảng, tuy nhiên, nước này cần thông qua gói cải cách để kinh tế tiếp tục phát triển.
Ông Rehnn cũng ủng hộ chương trình mới của chính phủ Italy với các ưu tiên chính là củng cố hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Bỉ - một nước được coi là vẫn duy trì được sự ổn định về tài chính kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đã bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's ngày 25/11 tuyên bố hạ một bậc mức xếp hạng tín dụng của nước này từ AA+ xuống AA do cuộc khủng hoảng chính trị không có chính phủ tại Bỉ kéo dài hơn một năm rưỡi qua.
Điều này đồng nghĩa với việc do để mất lòng tin của các nhà đầu tư, nhiều khả năng Bỉ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để có thể cân đối được ngân sách với mức thâm hụt trong khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo quy định của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của Khu vực đồng euro./.
(TTXVN/Vietnam+)