Ngày 26/8, lễ kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra sự kiện bài xích người nước ngoài đã được tổ chức tại Lichtenhagen, thành phố Rostock của Đức.
Tham dự buổi lễ có Tổng thống Đức Joachim Gauck, Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, Thị trưởng thành phố Rostock, đại diện nhiều cơ quan, hội đoàn Đức và nước ngoài cùng hàng nghìn người dân địa phương tập hợp quanh sân khấu ngoài trời ngay phía sau khu nhà Sonnenblumenhaus (Hoa hướng dương) bị các nhóm cực hữu và quá khích đốt phá cách đây đúng 20 năm.
Nhận lời mời của chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern, Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh đã tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Đức Joachim Gauck, lãnh đạo chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân Đức và người nước ngoài đang sinh sống tại Đức trước nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại và nguy cơ của chủ nghĩa phátxít mới; nhấn mạnh bằng mọi biện pháp và nỗ lực không để lặp lại các hoạt động bài ngoại như đã từng diễn ra tại Lichtenhagen cách đây 20 năm; truyền thông điệp phát huy tinh thần hòa giải, đoàn kết xây dựng một xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc tại Đức.
Tổng thống cũng đánh giá cao việc thành lập và phát triển của Hội Diên Hồng, một hội đoàn có đa số người Việt tham gia và lãnh đạo ra đời ngay sau sự kiện Lichtenhagen 1992, và nay đã trở thành mái nhà chung cho cả người nước ngoài và người Đức, trở thành biểu tượng của sự cùng nhau hội nhập và phát triển, không phụ thuộc vào nguồn gốc và quốc tịch của họ.
“Đây là món quà tuyệt vời dành cho thành phố Rostock của chúng ta và tôi xin cảm ơn về điều đó… Mô hình đã được thử nghiệm và thành công ở đây và đã được các tổ chức và các bang khác trên nước Đức làm theo,“ Tổng thống Gauck nói. Nhân dịp này, Lãnh đạo bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock đã trồng cây ngay trước khu nhà bị đốt phá trước đây để tưởng nhớ sự kiện này.
Tháng 8/1992, hai năm sau ngày thống nhất nước Đức, tại Lichtenhagen, hàng trăm kẻ cực hữu và quá khích đã ném bom xăng, gạch đá và đốt phá khu nhà Sonnenblumenhaus có nhiều người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam, sinh sống. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận Đức và quốc tế, tạo nên nỗi ám ảnh về nạn phân biệt chủng tộc và phátxít mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh khẳng định sau 20 năm, Lichtenhagen, từ một nơi xảy ra sự kiện đau lòng, đã trở thành biểu tượng cho tình yêu thương giữa các dân tộc, lòng khoan dung, trở thành nơi hội nhập, đa văn hóa.
Đại sứ nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Đức luôn biết ơn sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân Đức, luôn phấn đấu để ngày càng hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội tại Đức.
Nhân dịp này, Đại sứ cảm ơn chính quyền Đức nói chung, chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng người Việt có cuộc sống yên bình, hội nhập và hạnh phúc trên quê hương thứ hai.
Đại sứ Hoàng Anh cũng đánh giá cao các hoạt động của hội Diên Hồng trong việc gắn kết những người nước ngoài đang sinh sống tại địa phương với nhau và với bạn bè Đức.
Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn chính phủ Đức, chính quyền bang và thành phố Rostock tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Đức ổn định sinh sống, làm ăn và hội nhập.
Tại thành phố Rostock, Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh đã gặp đại diện các hội đoàn người Việt địa phương tại trụ sở Hội Diên Hồng. Đại sứ biểu dương các hoạt động đoàn kết, vì cộng đồng và hướng về quê hương đất nước của các hội đoàn người Việt tại địa phương, đặc biệt là hội Diên Hồng, một trong những hội đoàn hoạt động sớm nhất sau khi nước Đức thống nhất.
Thay mặt các hội đoàn báo cáo tình hình hoạt động với Đại sứ, Chủ tịch hội Diên Hồng cho biết sau 20 năm thành lập, Hội ngày càng có nhiều hoạt động vì cộng đồng, đoàn kết với sở tại và các cộng đồng người nhập cư khác, khẳng định người Việt tại thành phố, đa phần là công nhân lao động hợp tác ở lại lập nghiệp, luôn đoàn kết gắn bó, chăm lo giáo dục con cháu, hội nhập tốt với cuộc sống sở tại, tích cực quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và hướng về quê hương.
Hội cũng tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, bạn bè Đức và quốc tế để hỗ trợ người Việt trong nhiều dự án đào tạo nghề, dạy tiếng Đức.../.
Tham dự buổi lễ có Tổng thống Đức Joachim Gauck, Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, Thị trưởng thành phố Rostock, đại diện nhiều cơ quan, hội đoàn Đức và nước ngoài cùng hàng nghìn người dân địa phương tập hợp quanh sân khấu ngoài trời ngay phía sau khu nhà Sonnenblumenhaus (Hoa hướng dương) bị các nhóm cực hữu và quá khích đốt phá cách đây đúng 20 năm.
Nhận lời mời của chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern, Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh đã tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Đức Joachim Gauck, lãnh đạo chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân Đức và người nước ngoài đang sinh sống tại Đức trước nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại và nguy cơ của chủ nghĩa phátxít mới; nhấn mạnh bằng mọi biện pháp và nỗ lực không để lặp lại các hoạt động bài ngoại như đã từng diễn ra tại Lichtenhagen cách đây 20 năm; truyền thông điệp phát huy tinh thần hòa giải, đoàn kết xây dựng một xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc tại Đức.
Tổng thống cũng đánh giá cao việc thành lập và phát triển của Hội Diên Hồng, một hội đoàn có đa số người Việt tham gia và lãnh đạo ra đời ngay sau sự kiện Lichtenhagen 1992, và nay đã trở thành mái nhà chung cho cả người nước ngoài và người Đức, trở thành biểu tượng của sự cùng nhau hội nhập và phát triển, không phụ thuộc vào nguồn gốc và quốc tịch của họ.
“Đây là món quà tuyệt vời dành cho thành phố Rostock của chúng ta và tôi xin cảm ơn về điều đó… Mô hình đã được thử nghiệm và thành công ở đây và đã được các tổ chức và các bang khác trên nước Đức làm theo,“ Tổng thống Gauck nói. Nhân dịp này, Lãnh đạo bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock đã trồng cây ngay trước khu nhà bị đốt phá trước đây để tưởng nhớ sự kiện này.
Tháng 8/1992, hai năm sau ngày thống nhất nước Đức, tại Lichtenhagen, hàng trăm kẻ cực hữu và quá khích đã ném bom xăng, gạch đá và đốt phá khu nhà Sonnenblumenhaus có nhiều người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam, sinh sống. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận Đức và quốc tế, tạo nên nỗi ám ảnh về nạn phân biệt chủng tộc và phátxít mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh khẳng định sau 20 năm, Lichtenhagen, từ một nơi xảy ra sự kiện đau lòng, đã trở thành biểu tượng cho tình yêu thương giữa các dân tộc, lòng khoan dung, trở thành nơi hội nhập, đa văn hóa.
Đại sứ nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Đức luôn biết ơn sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân Đức, luôn phấn đấu để ngày càng hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội tại Đức.
Nhân dịp này, Đại sứ cảm ơn chính quyền Đức nói chung, chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern và thành phố Rostock nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng người Việt có cuộc sống yên bình, hội nhập và hạnh phúc trên quê hương thứ hai.
Đại sứ Hoàng Anh cũng đánh giá cao các hoạt động của hội Diên Hồng trong việc gắn kết những người nước ngoài đang sinh sống tại địa phương với nhau và với bạn bè Đức.
Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn chính phủ Đức, chính quyền bang và thành phố Rostock tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Đức ổn định sinh sống, làm ăn và hội nhập.
Tại thành phố Rostock, Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh đã gặp đại diện các hội đoàn người Việt địa phương tại trụ sở Hội Diên Hồng. Đại sứ biểu dương các hoạt động đoàn kết, vì cộng đồng và hướng về quê hương đất nước của các hội đoàn người Việt tại địa phương, đặc biệt là hội Diên Hồng, một trong những hội đoàn hoạt động sớm nhất sau khi nước Đức thống nhất.
Thay mặt các hội đoàn báo cáo tình hình hoạt động với Đại sứ, Chủ tịch hội Diên Hồng cho biết sau 20 năm thành lập, Hội ngày càng có nhiều hoạt động vì cộng đồng, đoàn kết với sở tại và các cộng đồng người nhập cư khác, khẳng định người Việt tại thành phố, đa phần là công nhân lao động hợp tác ở lại lập nghiệp, luôn đoàn kết gắn bó, chăm lo giáo dục con cháu, hội nhập tốt với cuộc sống sở tại, tích cực quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và hướng về quê hương.
Hội cũng tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, bạn bè Đức và quốc tế để hỗ trợ người Việt trong nhiều dự án đào tạo nghề, dạy tiếng Đức.../.
Thanh Hải/Berlin (Vietnam+)