Hiệp hội các ngành công nghiệp Nước và Năng lượng Đức cho biết, quyết định đóng cửa 7/17 lò phản ứng hạt nhân xây dựng trước năm 1980 của Thủ tướng Angela Merkel khiến Đức phải nhập khẩu điện từ các quốc gia láng giềng.
Theo hiệp hội trên, Đức hiện phải nhập khẩu khoảng 50 GWh điện/ngày từ Pháp và Cộng hòa Séc, trong đó lượng điện nhập từ Pháp (quốc gia có sản lượng điện hạt nhân chiếm tới 80% nguồn cung điện) tăng gấp đôi trong giai đoạn cuối tháng 3/2011.
Cơ quan giám sát lưới điện châu Âu ENTSO-E (có trụ sở tại Bỉ) cũng xác nhận Đức đã trở thành nước nhập khẩu ròng điện vào cuối tháng Ba. Số liệu của ENTSO-E chỉ rõ, trong giai đoạn từ 19/3 đến 3/4, Đức nhập khẩu khoảng 1,8 GW điện/giờ, tương đương nhập khẩu 43 GWh điện/ngày.
Trên thực tế, điện hạt nhân không hề phổ biến tại Đức kể từ thảm họa Chernobyl (Ukraine) năm 1986. Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia 25 năm tới, Đức cũng quyết định từng bước đa dạng hóa các nguồn năng lượng và giảm phụ thuộc vào điện hạt nhân, trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải CO2.
Hiện điện hạt nhân đáp ứng khoảng 23% sản lượng điện của Đức, trong khi các nguồn năng lượng tái sinh chiếm 17%, khi đốt tự nhiên 13% và trên 40% từ than đá. Đức đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới, năng lượng tái sinh sẽ chiếm 40% tổng sản lượng điện quốc gia./.
Theo hiệp hội trên, Đức hiện phải nhập khẩu khoảng 50 GWh điện/ngày từ Pháp và Cộng hòa Séc, trong đó lượng điện nhập từ Pháp (quốc gia có sản lượng điện hạt nhân chiếm tới 80% nguồn cung điện) tăng gấp đôi trong giai đoạn cuối tháng 3/2011.
Cơ quan giám sát lưới điện châu Âu ENTSO-E (có trụ sở tại Bỉ) cũng xác nhận Đức đã trở thành nước nhập khẩu ròng điện vào cuối tháng Ba. Số liệu của ENTSO-E chỉ rõ, trong giai đoạn từ 19/3 đến 3/4, Đức nhập khẩu khoảng 1,8 GW điện/giờ, tương đương nhập khẩu 43 GWh điện/ngày.
Trên thực tế, điện hạt nhân không hề phổ biến tại Đức kể từ thảm họa Chernobyl (Ukraine) năm 1986. Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia 25 năm tới, Đức cũng quyết định từng bước đa dạng hóa các nguồn năng lượng và giảm phụ thuộc vào điện hạt nhân, trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải CO2.
Hiện điện hạt nhân đáp ứng khoảng 23% sản lượng điện của Đức, trong khi các nguồn năng lượng tái sinh chiếm 17%, khi đốt tự nhiên 13% và trên 40% từ than đá. Đức đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới, năng lượng tái sinh sẽ chiếm 40% tổng sản lượng điện quốc gia./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)