Ngày 14/12, Đức tuyên bố ủng hộ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) huy động thêm tiền từ các nước thành viên Khu vực đồng euro để giải quyết vấn đề nợ công đang gây chấn động trong khu vực.
Sau khi khẳng định Berlin ủng hộ mọi quyết định quan trọng của ECB, một quan chức chính phủ Đức yêu cầu giấu tên cho biết nếu ECB đề nghị các nước thành viên Khu vực đồng euro tăng phần đóng góp cho quỹ giải quyết khủng hoảng nợ, Đức sẽ xem xét đề nghị này một cách tích cực.
Quan chức này cho rằng với một nguồn vốn mạnh hơn, ECB có thể chứng minh với thị trường tài chính rằng họ đủ sức mua thêm trái phiếu chính phủ.
Thông tin được tiết lộ giữa lúc Ban Giám đốc ECB triệu tập cuộc họp trong các ngày 15-16/12 để cân nhắc việc tăng phần đóng góp từ các nước thành viên trong Khu vực đồng euro, trong khi Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp trong hai ngày 16-17/12 để thông qua đề xuất "viết lại" Hiệp ước Lisbon nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập cơ chế giải quyết khủng hoảng dài hạn.
Cơ chế này mang tên Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và sẽ thay thế Quỹ cứu trợ phối hợp EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Trái với lập luận của quan chức Đức nói trên, các nguồn tin ECB dự đoán đề xuất của ngân hàng này về tăng phần đóng góp từ các nước thành viên nhằm mục đích bù đắp những thiệt hại từ các đợt mua trái phiếu chính phủ trước đây, chứ không nhằm mua thêm trái phiếu chính phủ.
Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp tháng Năm vừa qua, ECB đã mua khối lượng trái phiếu chính phủ trị giá 72 tỷ euro, chủ yếu của Hy Lạp, Irlend và Bồ Đào Nha.
Các nhà hoạch định chính sách ECB cũng đã nhiều lần cảnh báo ngân hàng này không đủ sức chống chọi với các cuộc tấn công từ thị trường trái phiếu nhằm vào những nước có nguy cơ vỡ nợ; đồng thời hối thúc các nước thành viên đẩy nhanh tốc độ cải cách cũng như tăng cường các quỹ cứu trợ của EU.
Theo số liệu mới nhất, Tây Ban Nha đã giảm vay mượn từ ECB, nhưng Hy Lạp lại đang phụ thuộc nặng nề hơn vào ngân hàng này.
Cùng ngày, Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đánh giá nợ công của Bỉ hiện ở trạng thái "tiêu cực." Từng là một quốc gia giàu có ở Tây Âu, song mức nợ công của Bỉ được dự báo có thể lên tới 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới.
S&P cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Bỉ nếu nước này không kết thúc bế tắc trong tiến trình thành lập chính phủ mới kéo dài gần bảy tháng nay. Theo S&P, chính phủ tạm quyền hiện nay ở Bỉ không đủ sức đối phó với những "cú sốc" trên thị trường tài chính./.
Sau khi khẳng định Berlin ủng hộ mọi quyết định quan trọng của ECB, một quan chức chính phủ Đức yêu cầu giấu tên cho biết nếu ECB đề nghị các nước thành viên Khu vực đồng euro tăng phần đóng góp cho quỹ giải quyết khủng hoảng nợ, Đức sẽ xem xét đề nghị này một cách tích cực.
Quan chức này cho rằng với một nguồn vốn mạnh hơn, ECB có thể chứng minh với thị trường tài chính rằng họ đủ sức mua thêm trái phiếu chính phủ.
Thông tin được tiết lộ giữa lúc Ban Giám đốc ECB triệu tập cuộc họp trong các ngày 15-16/12 để cân nhắc việc tăng phần đóng góp từ các nước thành viên trong Khu vực đồng euro, trong khi Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp trong hai ngày 16-17/12 để thông qua đề xuất "viết lại" Hiệp ước Lisbon nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập cơ chế giải quyết khủng hoảng dài hạn.
Cơ chế này mang tên Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và sẽ thay thế Quỹ cứu trợ phối hợp EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Trái với lập luận của quan chức Đức nói trên, các nguồn tin ECB dự đoán đề xuất của ngân hàng này về tăng phần đóng góp từ các nước thành viên nhằm mục đích bù đắp những thiệt hại từ các đợt mua trái phiếu chính phủ trước đây, chứ không nhằm mua thêm trái phiếu chính phủ.
Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp tháng Năm vừa qua, ECB đã mua khối lượng trái phiếu chính phủ trị giá 72 tỷ euro, chủ yếu của Hy Lạp, Irlend và Bồ Đào Nha.
Các nhà hoạch định chính sách ECB cũng đã nhiều lần cảnh báo ngân hàng này không đủ sức chống chọi với các cuộc tấn công từ thị trường trái phiếu nhằm vào những nước có nguy cơ vỡ nợ; đồng thời hối thúc các nước thành viên đẩy nhanh tốc độ cải cách cũng như tăng cường các quỹ cứu trợ của EU.
Theo số liệu mới nhất, Tây Ban Nha đã giảm vay mượn từ ECB, nhưng Hy Lạp lại đang phụ thuộc nặng nề hơn vào ngân hàng này.
Cùng ngày, Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đánh giá nợ công của Bỉ hiện ở trạng thái "tiêu cực." Từng là một quốc gia giàu có ở Tây Âu, song mức nợ công của Bỉ được dự báo có thể lên tới 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới.
S&P cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Bỉ nếu nước này không kết thúc bế tắc trong tiến trình thành lập chính phủ mới kéo dài gần bảy tháng nay. Theo S&P, chính phủ tạm quyền hiện nay ở Bỉ không đủ sức đối phó với những "cú sốc" trên thị trường tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)