Ngày 6/1, Chính phủ Đức tiếp tục triển khai các biện pháp đề phòng sau vụ phát hiện trứng và thức ăn chăn nuôi nhiễm chất độc dioxin ở nước này.
Bộ Nông nghiệp Đức cho biết hơn 4.700 trại chăn nuôi gia cầm và lợn, trong đó có 4.468 trại ở bang Nierdersachsen đã được lệnh ngừng cung cấp phân phối sản phẩm và tạm thời đóng cửa.
Cơ quan chức năng Đức đang tiếp tục công tác kiểm tra nhằm tìm và xác định mức độ nhiễm độc trong các sản phẩm tại các trại chăn nuôi có liên quan đến sự cố nhiễm dioxin này.
Cùng ngày 6/1, nhà chức trách Anh cho biết đang tạm thời cách ly một lô hàng được chế biến từ trứng bị nghi nhiễm độc nhập khẩu vào Anh để kiểm tra, mặc dù trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định không có loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm độc nào được bán ở Đức hay xuất khẩu sang các nước thành viên EU khác hoặc nước thứ ba, trừ 2 lô trứng bị nhiễm chất độc dioxin đã được xuất sang Hà Lan.
Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề sức khỏe cộng đồng, John Dalli ngày 6/1 đã có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Inse Aigner xung quanh mối lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm sau sự cố nhiễm độc dioxin nói trên.
Ủy ban châu Âu cho biết các chuyên gia của EU sẽ có cuộc họp trong hai ngày 11 và 12/1 để xem xét về vụ này. Tiếp đó vào tuần tới, các đại diện ngành công nghiệp chế biến thực phẩm châu Âu sẽ có cuộc họp ở Brussels (Bỉ) để thảo luận cải tiến kỹ thuật chế biến nguyên liệu thức ăn gia súc gia cầm./.
Bộ Nông nghiệp Đức cho biết hơn 4.700 trại chăn nuôi gia cầm và lợn, trong đó có 4.468 trại ở bang Nierdersachsen đã được lệnh ngừng cung cấp phân phối sản phẩm và tạm thời đóng cửa.
Cơ quan chức năng Đức đang tiếp tục công tác kiểm tra nhằm tìm và xác định mức độ nhiễm độc trong các sản phẩm tại các trại chăn nuôi có liên quan đến sự cố nhiễm dioxin này.
Cùng ngày 6/1, nhà chức trách Anh cho biết đang tạm thời cách ly một lô hàng được chế biến từ trứng bị nghi nhiễm độc nhập khẩu vào Anh để kiểm tra, mặc dù trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định không có loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm độc nào được bán ở Đức hay xuất khẩu sang các nước thành viên EU khác hoặc nước thứ ba, trừ 2 lô trứng bị nhiễm chất độc dioxin đã được xuất sang Hà Lan.
Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề sức khỏe cộng đồng, John Dalli ngày 6/1 đã có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Inse Aigner xung quanh mối lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm sau sự cố nhiễm độc dioxin nói trên.
Ủy ban châu Âu cho biết các chuyên gia của EU sẽ có cuộc họp trong hai ngày 11 và 12/1 để xem xét về vụ này. Tiếp đó vào tuần tới, các đại diện ngành công nghiệp chế biến thực phẩm châu Âu sẽ có cuộc họp ở Brussels (Bỉ) để thảo luận cải tiến kỹ thuật chế biến nguyên liệu thức ăn gia súc gia cầm./.
(TTXVN/Vietnam+)