Việc môi trường sống bị xâm phạm và thu hẹp đã làm tăng mạnh các vụ đụng độ giữa voi rừng và người ở tỉnh đảo Riau của Indonesia.
Vụ mới nhất xảy ra hôm 6/1 vừa qua tại các làng Kepenuhan Barat và Seroja, thuộc huyện Rokan Hulu, khi một đàn gồm bảy con voi hoang dã phá hỏng hàng chục hécta dầu cọ và tấn công cả vào nơi ở của dân làng.
Số lần xuất hiện của voi rừng tại các khu vực định cư của người dân ở Riau đã trở nên thường xuyên hơn, khiến nhiều nông dân không dám tới chăm sóc các khu vực canh tác vào sáng sớm hay chiều tối, mà phải thực hiện vào buổi trưa, để né tránh khả năng gặp các đàn voi hung hăng, hiếu chiến.
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên hoang dã (WWF), trong năm 2012 đã có 15 con voi rừng bị giết chết trong các cuộc xung đột giữa voi và người ở Riau, mà nguyên nhân chủ yếu là do con người làm thu hẹp môi trường sống của voi khi mở rộng các đồn điền, chặt phá rừng, săn bắt trộm.
Theo WWF Indonesia, số lượng voi Sumatra ước chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con trong năm 2007, giảm 35% so với 5.000 con được ghi nhận năm 1992. Đụng độ giữa voi rừng và người cũng đã xẩy ra thường xuyên hơn ở các tỉnh Aceh, Lampung và Jampi (đảo Sumatra), làm 42 người thiệt mạng và 100 con voi bị giết chết tại đây trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007./.
Vụ mới nhất xảy ra hôm 6/1 vừa qua tại các làng Kepenuhan Barat và Seroja, thuộc huyện Rokan Hulu, khi một đàn gồm bảy con voi hoang dã phá hỏng hàng chục hécta dầu cọ và tấn công cả vào nơi ở của dân làng.
Số lần xuất hiện của voi rừng tại các khu vực định cư của người dân ở Riau đã trở nên thường xuyên hơn, khiến nhiều nông dân không dám tới chăm sóc các khu vực canh tác vào sáng sớm hay chiều tối, mà phải thực hiện vào buổi trưa, để né tránh khả năng gặp các đàn voi hung hăng, hiếu chiến.
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên hoang dã (WWF), trong năm 2012 đã có 15 con voi rừng bị giết chết trong các cuộc xung đột giữa voi và người ở Riau, mà nguyên nhân chủ yếu là do con người làm thu hẹp môi trường sống của voi khi mở rộng các đồn điền, chặt phá rừng, săn bắt trộm.
Theo WWF Indonesia, số lượng voi Sumatra ước chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con trong năm 2007, giảm 35% so với 5.000 con được ghi nhận năm 1992. Đụng độ giữa voi rừng và người cũng đã xẩy ra thường xuyên hơn ở các tỉnh Aceh, Lampung và Jampi (đảo Sumatra), làm 42 người thiệt mạng và 100 con voi bị giết chết tại đây trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)