Sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong những năm gần đây đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định Khu kinh tế Dung Quất được phát triển đồng bộ, thành công tại Việt Nam, xứng đáng là động lực phát triển kinh tế của miền Trung và đang hướng tới sự phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
Từ kết quả bước đầu...
Qua 13 năm xây dựng và phát triển, đến cuối năm 2009, Khu kinh tế Dung Quất đã đạt được những thành quả nhất định trên một số lĩnh vực: hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư một cách cơ bản; thu hút vốn đầu tư trên 10,3 tỷ USD, với gần 140 dự án, trong đó được cấp phép đầu tư 111 dự án, vốn đăng ký hơn 121.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 7,6 tỷ USD), vốn thực hiện hơn 4,1 tỷ USD, trong số đó, riêng các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đã được cấp phép 12 dự án với vốn đăng ký 3,42 tỷ USD.
Đến nay đã có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động.
Trong năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Khu kinh tế Dung Quất ước đạt 6.500 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế ước đạt 3.800 tỷ đồng, chiếm trên 68% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
Kể từ năm 2006, Khu kinh tế Dung Quất đã góp phần lớn đưa tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng cao và trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ”.
Sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp.
Nếu như năm 2008, tỉnh Quảng Ngãi có cơ cấu công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 36,21%, thì năm 2009 tăng lên 44,7%; tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 31,2% năm 2008 xuống còn 26,6% năm 2009 và dịch vụ giảm từ 32,6% năm 2008 xuống 28,7% năm 2009.
Riêng tại Khu kinh tế Dung Quất, cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 91,62%; dịch vụ chiếm 1,14% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 4,24% trong năm 2009.
Nhà máy lọc dầu, “trái tim” của Khu kinh tế Dung Quất Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.
Đối với Quảng Ngãi, đây là sự kiện trọng đại mở ra cơ hội mới - vận hội mới để Khu kinh tế Dung Quất tăng tốc phát triển.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ USD, với công suất 148.000 thùng/ngày, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm sẽ sản xuất ra 8 loại sản phẩm, xăng, dầu, khí LPG, đảm bảo 30-35% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước.
Qua gần 4 năm xây dựng, nhà máy đã chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên ngày 22/2/2009. Trong thời gian vận hành chạy thử, đến giữa tháng 12/2009 nhà máy đã nhập 2,1 triệu tấn dầu thô, chế biến 1,5 triệu tấn sản phẩm các loại, xuất bán hơn 1,35 triệu tấn sản phẩm, doanh thu hơn 21.500 tỷ đồng, nộp nhân sách nhà nước hơn 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận 2.470 tỷ đồng.
Dự kiến tháng 2 năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức nhận bàn giao từ Tổ hợp Nhà thầu Technip nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy sản xuất Polypropylene đưa vào vận hành thương mại. Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý trực tiếp Nhà máy lọc dầu Dung Quất) sẽ chế biến 4,9 triệu tấn xăng, dầu các loại và 651.000 tấn khí LPG.
Sau sự kiện khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhiều nhà đầu tư hàng đầu trong và ngoài nước lần lượt đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Các dự án tăng vọt theo từng ngày, đặc biệt là những dự án công nghiệp nặng trị giá hàng trăm triệu đô được xúc tiến triển khai xây dựng.
Điển hình là dự án Công nghiệp nặng của Tập đoàn Doosan Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 260 triệu USD và dự án luyện cán thép trên 3 tỷ USD của Tập đoàn Tycoons World Wide Group (Đài Loan) với công suất 5 triệu tấn/năm đang được khẩn trương triển khai để đầu tháng 3/2010 khởi công xây dựng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã đầu tư vào Dung Quất trên 500 triệu USD để xây dựng nhà máy đóng tàu có thể đóng mới các loại tàu có trọng tải lên tới 400.000 DWT, hiện nay đang đóng nhiều chiếc tàu chở dầu trọng tải 104.000-105.000 tấn và 8 tàu trọng tải 54.000 tấn.
Tâp đoàn Gemadept cũng đầu tư xây dựng cảng thương mại tổng hợp tại đây với tổng vốn lên hơn 575 tỷ đồng, cảng có tổng diện tích 11,6ha và khu vực hậu cần rộng đến 20 ha. Cầu cảng dài 290m có thể đón tàu hàng và tàu container 30.000 DWT.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng đã đầu tư trên 300 triệu USD xây dựng nhà máy polypropylen có công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm; đầu tư 80 triệu USD xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Bio Ethanol.
Ngoài những dự án trên tại Khu kinh tế Dung Quất còn có hàng chục dự án đã và đang đầu tư, mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Hơn 10 năm qua, Khu kinh tế Dung Quất đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng, tiện ích, trong đó đáng chú ý là hệ thống hạ tầng cảng biển quy mô lớn, hệ thống giao thông trục chính khá hoàn chỉnh, hệ thống tiện ích với trường Trung cấp nghề qui mô lớn, đài truyền hình, trung tâm quan trắc môi trường, bệnh viện, trung tâm văn hóa-thể thao, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông-lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, 17 khu tái định cư bước đầu được đầu tư đồng bộ phục vụ cho việc di dời, giải phóng mặt bằng cho các dự án. Tổng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng, tiện ích lên đến gần 5.000 tỷ đồng.
Hướng tới sự phát triển bền vững
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra phương hướng và giải pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài tại Khu kinh tế Dung Quất là: hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai phương án mở rộng nâng công suất nhà máy lọc dầu lên khoảng 9-10 triệu tấn/năm để sớm trở thành trung tâm lọc hóa dầu quốc gia; hỗ trợ nhà đầu tư khởi công xây dựng nhà máy luyện cán thép Quảng Liên có công suất 5 triệu tấn thép/năm vào đầu tháng 3/2010; mở rộng Khu kinh tế Dung Quất gắn với việc hình thành cảng nước sâu thứ 2 đáp ứng cho các loại tàu có trọng tải từ 250.000-300.000 tấn cập cảng.
Tiếp tục thu hút các dự án qui mô lớn như: dự án tổ hợp luyện cán thép cao cấp với tổng vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD; đầu tư một tổ hợp nhiệt điện 2.400MW; tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã lập đề án chuyển Khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp xin áp dụng cơ chế tài chính đặc thù cho tỉnh Quảng Ngãi trong những năm đầu nhà máy lọc dầu vận hành.
Năm 2010, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đề ra một số chỉ tiêu cụ thể như: phấn đấu cấp phép đầu tư từ 7-10 dự án, với vốn đăng ký đầu tư khoảng 400-500 triệu USD; giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ đạt 60.000-80.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu khoảng 150-180 triệu USD và giải quyết việc làm mới cho khoảng 1.000-1.500 lao động; đóng góp nguồn thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đạt khoảng 13.000 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ngãi đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của nhân dân, nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, đưa Khu kinh tế Dung Quất phát triển bền vững, xứng đáng là động lực phát triển kinh tế của miền Trung và cả nước./.
Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định Khu kinh tế Dung Quất được phát triển đồng bộ, thành công tại Việt Nam, xứng đáng là động lực phát triển kinh tế của miền Trung và đang hướng tới sự phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
Từ kết quả bước đầu...
Qua 13 năm xây dựng và phát triển, đến cuối năm 2009, Khu kinh tế Dung Quất đã đạt được những thành quả nhất định trên một số lĩnh vực: hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư một cách cơ bản; thu hút vốn đầu tư trên 10,3 tỷ USD, với gần 140 dự án, trong đó được cấp phép đầu tư 111 dự án, vốn đăng ký hơn 121.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 7,6 tỷ USD), vốn thực hiện hơn 4,1 tỷ USD, trong số đó, riêng các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đã được cấp phép 12 dự án với vốn đăng ký 3,42 tỷ USD.
Đến nay đã có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động.
Trong năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Khu kinh tế Dung Quất ước đạt 6.500 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế ước đạt 3.800 tỷ đồng, chiếm trên 68% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
Kể từ năm 2006, Khu kinh tế Dung Quất đã góp phần lớn đưa tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng cao và trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ”.
Sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp.
Nếu như năm 2008, tỉnh Quảng Ngãi có cơ cấu công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 36,21%, thì năm 2009 tăng lên 44,7%; tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 31,2% năm 2008 xuống còn 26,6% năm 2009 và dịch vụ giảm từ 32,6% năm 2008 xuống 28,7% năm 2009.
Riêng tại Khu kinh tế Dung Quất, cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 91,62%; dịch vụ chiếm 1,14% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 4,24% trong năm 2009.
Nhà máy lọc dầu, “trái tim” của Khu kinh tế Dung Quất Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.
Đối với Quảng Ngãi, đây là sự kiện trọng đại mở ra cơ hội mới - vận hội mới để Khu kinh tế Dung Quất tăng tốc phát triển.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ USD, với công suất 148.000 thùng/ngày, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm sẽ sản xuất ra 8 loại sản phẩm, xăng, dầu, khí LPG, đảm bảo 30-35% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước.
Qua gần 4 năm xây dựng, nhà máy đã chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên ngày 22/2/2009. Trong thời gian vận hành chạy thử, đến giữa tháng 12/2009 nhà máy đã nhập 2,1 triệu tấn dầu thô, chế biến 1,5 triệu tấn sản phẩm các loại, xuất bán hơn 1,35 triệu tấn sản phẩm, doanh thu hơn 21.500 tỷ đồng, nộp nhân sách nhà nước hơn 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận 2.470 tỷ đồng.
Dự kiến tháng 2 năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức nhận bàn giao từ Tổ hợp Nhà thầu Technip nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy sản xuất Polypropylene đưa vào vận hành thương mại. Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý trực tiếp Nhà máy lọc dầu Dung Quất) sẽ chế biến 4,9 triệu tấn xăng, dầu các loại và 651.000 tấn khí LPG.
Sau sự kiện khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhiều nhà đầu tư hàng đầu trong và ngoài nước lần lượt đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Các dự án tăng vọt theo từng ngày, đặc biệt là những dự án công nghiệp nặng trị giá hàng trăm triệu đô được xúc tiến triển khai xây dựng.
Điển hình là dự án Công nghiệp nặng của Tập đoàn Doosan Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 260 triệu USD và dự án luyện cán thép trên 3 tỷ USD của Tập đoàn Tycoons World Wide Group (Đài Loan) với công suất 5 triệu tấn/năm đang được khẩn trương triển khai để đầu tháng 3/2010 khởi công xây dựng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã đầu tư vào Dung Quất trên 500 triệu USD để xây dựng nhà máy đóng tàu có thể đóng mới các loại tàu có trọng tải lên tới 400.000 DWT, hiện nay đang đóng nhiều chiếc tàu chở dầu trọng tải 104.000-105.000 tấn và 8 tàu trọng tải 54.000 tấn.
Tâp đoàn Gemadept cũng đầu tư xây dựng cảng thương mại tổng hợp tại đây với tổng vốn lên hơn 575 tỷ đồng, cảng có tổng diện tích 11,6ha và khu vực hậu cần rộng đến 20 ha. Cầu cảng dài 290m có thể đón tàu hàng và tàu container 30.000 DWT.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng đã đầu tư trên 300 triệu USD xây dựng nhà máy polypropylen có công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm; đầu tư 80 triệu USD xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Bio Ethanol.
Ngoài những dự án trên tại Khu kinh tế Dung Quất còn có hàng chục dự án đã và đang đầu tư, mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Hơn 10 năm qua, Khu kinh tế Dung Quất đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng, tiện ích, trong đó đáng chú ý là hệ thống hạ tầng cảng biển quy mô lớn, hệ thống giao thông trục chính khá hoàn chỉnh, hệ thống tiện ích với trường Trung cấp nghề qui mô lớn, đài truyền hình, trung tâm quan trắc môi trường, bệnh viện, trung tâm văn hóa-thể thao, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông-lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, 17 khu tái định cư bước đầu được đầu tư đồng bộ phục vụ cho việc di dời, giải phóng mặt bằng cho các dự án. Tổng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng, tiện ích lên đến gần 5.000 tỷ đồng.
Hướng tới sự phát triển bền vững
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra phương hướng và giải pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài tại Khu kinh tế Dung Quất là: hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai phương án mở rộng nâng công suất nhà máy lọc dầu lên khoảng 9-10 triệu tấn/năm để sớm trở thành trung tâm lọc hóa dầu quốc gia; hỗ trợ nhà đầu tư khởi công xây dựng nhà máy luyện cán thép Quảng Liên có công suất 5 triệu tấn thép/năm vào đầu tháng 3/2010; mở rộng Khu kinh tế Dung Quất gắn với việc hình thành cảng nước sâu thứ 2 đáp ứng cho các loại tàu có trọng tải từ 250.000-300.000 tấn cập cảng.
Tiếp tục thu hút các dự án qui mô lớn như: dự án tổ hợp luyện cán thép cao cấp với tổng vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD; đầu tư một tổ hợp nhiệt điện 2.400MW; tiếp tục tạo động lực cho sự phát triển trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã lập đề án chuyển Khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp xin áp dụng cơ chế tài chính đặc thù cho tỉnh Quảng Ngãi trong những năm đầu nhà máy lọc dầu vận hành.
Năm 2010, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đề ra một số chỉ tiêu cụ thể như: phấn đấu cấp phép đầu tư từ 7-10 dự án, với vốn đăng ký đầu tư khoảng 400-500 triệu USD; giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ đạt 60.000-80.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu khoảng 150-180 triệu USD và giải quyết việc làm mới cho khoảng 1.000-1.500 lao động; đóng góp nguồn thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đạt khoảng 13.000 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ngãi đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của nhân dân, nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, đưa Khu kinh tế Dung Quất phát triển bền vững, xứng đáng là động lực phát triển kinh tế của miền Trung và cả nước./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)