Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là tại các khu vực có rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng như các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, người dân đã khai thác cạn kiệt nhiều loại dược liệu, thuốc bổ quý hiếm như đẳng sâm, kê huyết đằng, xuyên khung...
Ông Hoàng Văn Tạ, trú tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình cho biết núi Mẫu Sơn, ở độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ nên có nhiều hệ thảm thực vật phong phú, xanh tốt quanh năm, đặc biệt là nhiều loại cây thuốc bổ và thuốc chữa bệnh về xương khớp, gan, thận... Tuy nhiên, hiện nay các loại cây này rất hiếm vì bị khai thác tràn lan.
Các loại cây thuốc người dân khai thác về được băm nhỏ, hoặc thái lát phơi khô, rồi được tư thương đến thu gom bán sang Trung Quốc với giá chỉ từ 1.000 đến 2.000/kg.
Không chỉ các loại cây thuốc quý, ngay cả những loại cây trước đây người dân chỉ lấy về làm củi, nay cũng được tư thương thu mua nên người dân khai thác tận diệt. Do vậy, các cánh rừng trở nên xác xơ.
Ngoài dân địa phương, nhiều người từ nơi khác cũng tham gia khai thác.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình cho biết người dân thường gồng gánh các loại cây thuốc qua các đường mòn biên giới, dưới dạng trao đổi hàng hóa nên các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
Để ngăn chặn tình trạng này, chính quyền các cấp, các ngành chức năng cần có biện pháp bảo vệ; tuyên truyền, vận động người dân nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài thảo dược quý của rừng, không nên vì lợi ích trước mắt mà ồ ạt khai thác tận diệt các loại dược liệu quý hiếm./.
Ông Hoàng Văn Tạ, trú tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình cho biết núi Mẫu Sơn, ở độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ nên có nhiều hệ thảm thực vật phong phú, xanh tốt quanh năm, đặc biệt là nhiều loại cây thuốc bổ và thuốc chữa bệnh về xương khớp, gan, thận... Tuy nhiên, hiện nay các loại cây này rất hiếm vì bị khai thác tràn lan.
Các loại cây thuốc người dân khai thác về được băm nhỏ, hoặc thái lát phơi khô, rồi được tư thương đến thu gom bán sang Trung Quốc với giá chỉ từ 1.000 đến 2.000/kg.
Không chỉ các loại cây thuốc quý, ngay cả những loại cây trước đây người dân chỉ lấy về làm củi, nay cũng được tư thương thu mua nên người dân khai thác tận diệt. Do vậy, các cánh rừng trở nên xác xơ.
Ngoài dân địa phương, nhiều người từ nơi khác cũng tham gia khai thác.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình cho biết người dân thường gồng gánh các loại cây thuốc qua các đường mòn biên giới, dưới dạng trao đổi hàng hóa nên các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
Để ngăn chặn tình trạng này, chính quyền các cấp, các ngành chức năng cần có biện pháp bảo vệ; tuyên truyền, vận động người dân nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài thảo dược quý của rừng, không nên vì lợi ích trước mắt mà ồ ạt khai thác tận diệt các loại dược liệu quý hiếm./.
Thái Thuần (TTXVN/Vietnam+)