Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã đề xuất việc thành lập Trung tâm đối phó khẩn cấp của châu Âu để triển khai các hoạt động cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) trong trường hợp xảy ra các trận lũ lụt hoặc động đất trong tương lai.
Cùng với sự phối hợp của các chuyên gia, Trung tâm đối phó khẩn cấp có trụ sở tại Brussels này còn được trang bị cả máy bay trực thăng cùng nhiều loại máy móc, thiết bị cần thiết khác để có thể kịp thời đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Ủy viên phụ trách cứu trợ khủng hoảng của EU, bà Kristalina Georgieva đã cho biết như vậy khi phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/10 tại Brussels.
Thông qua các chức năng theo dõi, báo động và đối phó, trung tâm đối phó khẩn cấp này sẽ điều phối các nguồn cứu trợ cũng như phương tiện cứu nạn của EU đến những khu vực gặp nạn khi nhận được yêu cầu trợ giúp.
Theo bà Georgieva, ngoài việc đóng góp thiết bị và nhân lực dựa trên cơ sở tự nguyện, các nước thành viên EU hiện đang xem xét khả năng triển khai cả quân đội để hỗ trợ công tác cứu thương, giúp khôi phục an ninh trật tự và sự hoạt động của các sân bay và hải cảng.
Bà cho rằng trận động đất ở Haiiti hồi tháng Hai vừa qua là bằng chứng cho thấy vai trò của quân đội trong các hoạt động cứu trợ và khôi phục an ninh.
Bà Georgieva cho biết các biện pháp chống khủng hoảng mới, kể cả việc tài trợ, sẽ được soạn thảo chi tiết sau khi Nghị viện châu Âu và các chính phủ EU bật đèn xanh cho kế hoạch này./.
Cùng với sự phối hợp của các chuyên gia, Trung tâm đối phó khẩn cấp có trụ sở tại Brussels này còn được trang bị cả máy bay trực thăng cùng nhiều loại máy móc, thiết bị cần thiết khác để có thể kịp thời đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Ủy viên phụ trách cứu trợ khủng hoảng của EU, bà Kristalina Georgieva đã cho biết như vậy khi phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/10 tại Brussels.
Thông qua các chức năng theo dõi, báo động và đối phó, trung tâm đối phó khẩn cấp này sẽ điều phối các nguồn cứu trợ cũng như phương tiện cứu nạn của EU đến những khu vực gặp nạn khi nhận được yêu cầu trợ giúp.
Theo bà Georgieva, ngoài việc đóng góp thiết bị và nhân lực dựa trên cơ sở tự nguyện, các nước thành viên EU hiện đang xem xét khả năng triển khai cả quân đội để hỗ trợ công tác cứu thương, giúp khôi phục an ninh trật tự và sự hoạt động của các sân bay và hải cảng.
Bà cho rằng trận động đất ở Haiiti hồi tháng Hai vừa qua là bằng chứng cho thấy vai trò của quân đội trong các hoạt động cứu trợ và khôi phục an ninh.
Bà Georgieva cho biết các biện pháp chống khủng hoảng mới, kể cả việc tài trợ, sẽ được soạn thảo chi tiết sau khi Nghị viện châu Âu và các chính phủ EU bật đèn xanh cho kế hoạch này./.
(TTXVN/Vietnam+)