Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ ngừng trợ cấp nông nghiệp, ngư nghiệp và theo khu vực đối với những nước thành viên vi phạm nguyên tắc của khối về thâm hụt ngân sách theo như đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 30/6.
Tài liệu do Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn chuẩn bị đã được bàn thảo rất sôi nổi tại châu Âu nhằm tìm cách cải thiện năng lực quản lý kinh tế và ngăn chặn nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ tương tự như hiện nay có thể nổ ra trong tương lai.
Theo Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định của châu Âu, các nước thành viên EU phải có nghĩa vụ giữ cho thâm hụt ngân sách công ở dưới mức 3% GDP, đồng thời giữ cho nợ công không vượt quá 60% GDP. Trong khi đó, hiện thâm hụt ngân sách của hầu hết các nước thành viên EU đều vượt quá xa mức cho phép.
Hiệp ước đã kêu gọi có biện pháp trừng phạt đối với những nước vi phạm nguyên tắc chung. Tuy nhiên, chưa có hình phạt nào được thực thi do quy trình xúc tiến thực hiện còn kéo dài và phức tạp.
Với mong muốn tránh lặp lại cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, châu Âu đã hối thúc các nước thành viên khác chung tay cứu nguy cho Athens và thành lập một quỹ cứu trợ chung để giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực gặp khó khăn.
Theo các biện pháp trừng phạt mới do EC đề xuất, một nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể bị buộc phải rót tiền vào một tài khoản sinh lời nếu nước này không đủ cố gắng trong việc thắt chặt chi tiêu, nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách và nợ công./.
Tài liệu do Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn chuẩn bị đã được bàn thảo rất sôi nổi tại châu Âu nhằm tìm cách cải thiện năng lực quản lý kinh tế và ngăn chặn nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ tương tự như hiện nay có thể nổ ra trong tương lai.
Theo Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định của châu Âu, các nước thành viên EU phải có nghĩa vụ giữ cho thâm hụt ngân sách công ở dưới mức 3% GDP, đồng thời giữ cho nợ công không vượt quá 60% GDP. Trong khi đó, hiện thâm hụt ngân sách của hầu hết các nước thành viên EU đều vượt quá xa mức cho phép.
Hiệp ước đã kêu gọi có biện pháp trừng phạt đối với những nước vi phạm nguyên tắc chung. Tuy nhiên, chưa có hình phạt nào được thực thi do quy trình xúc tiến thực hiện còn kéo dài và phức tạp.
Với mong muốn tránh lặp lại cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, châu Âu đã hối thúc các nước thành viên khác chung tay cứu nguy cho Athens và thành lập một quỹ cứu trợ chung để giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực gặp khó khăn.
Theo các biện pháp trừng phạt mới do EC đề xuất, một nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể bị buộc phải rót tiền vào một tài khoản sinh lời nếu nước này không đủ cố gắng trong việc thắt chặt chi tiêu, nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách và nợ công./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)