Christian Schulz, nhà kinh tế cao cấp tại chi nhánh tại London của Ngân hàng Berenberg, cho rằng mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuần trước đã thông báo tạm ngừng mua trái phiếu chính phủ, song ECB vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục chương trình này như một công cụ trực tiếp để can thiệp vào thị trường.
Theo ông Schulz, động thái ngừng mua trái phiếu của ECB được lý giải là vì các thị trường hoạt động tốt và tình hình tài chính của các ngân hàng châu Âu được cải thiện. ECB thông báo dừng việc mua trái phiếu sau khi giảm mạnh lượng trái phiếu mua vào trong 3 tuần trước đó bắt đầu từ ngày 23/1.
Kể từ khi chương trình mua trái phiếu được khởi động vào tháng 5/2010, ECB đã nắm giữ lượng trái phiếu trị giá 219,5 tỷ euro. Tuy nhiên, ông Schulz nhận định ECB không thể chính thức chấm dứt chương trình nói trên.
Năm ngoái, khi ECB ngừng mua trái phiếu, tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính đã nhanh chóng quay lại. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng hoảng loạn ở bất kỳ thị trường trái phiếu chính phủ nào ở châu Âu, ECB có thể lại tiến hành hoạt động mua vào.
Ông Schulz nhận định hoạt động tái tài trợ dài hạn mà ECB đã tiến hành trong tháng 12 năm ngoái sẽ giúp làm giảm lãi suất trái phiếu. Đây là hoạt động can thiệp thị trường gián tiếp thông qua các ngân hàng và phát huy tác dụng đối với các thị trường có quy mô nhỏ.
Chương trình tái cấp vốn dài hạn lần hai mà ECB dự kiến tiến hành vào cuối tháng này có thể sẽ có quy mô tương tự chương trình lần một, tức vào khoảng 400-500 tỷ euro. Song, ông Schulz cho rằng ECB vẫn nên sử dụng một công cụ trực tiếp để can thiệp vào các thị trường.
Gần đây, sức ép đối với ECB đang ngày càng tăng, trong bối cảnh ngân hàng này lên kế hoạch chuyển lợi nhuận từ việc mua trái phiếu của Hy Lạp cho các ngân hàng trung ương trong khu vực để các chính phủ hỗ trợ Athens./.
Theo ông Schulz, động thái ngừng mua trái phiếu của ECB được lý giải là vì các thị trường hoạt động tốt và tình hình tài chính của các ngân hàng châu Âu được cải thiện. ECB thông báo dừng việc mua trái phiếu sau khi giảm mạnh lượng trái phiếu mua vào trong 3 tuần trước đó bắt đầu từ ngày 23/1.
Kể từ khi chương trình mua trái phiếu được khởi động vào tháng 5/2010, ECB đã nắm giữ lượng trái phiếu trị giá 219,5 tỷ euro. Tuy nhiên, ông Schulz nhận định ECB không thể chính thức chấm dứt chương trình nói trên.
Năm ngoái, khi ECB ngừng mua trái phiếu, tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính đã nhanh chóng quay lại. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng hoảng loạn ở bất kỳ thị trường trái phiếu chính phủ nào ở châu Âu, ECB có thể lại tiến hành hoạt động mua vào.
Ông Schulz nhận định hoạt động tái tài trợ dài hạn mà ECB đã tiến hành trong tháng 12 năm ngoái sẽ giúp làm giảm lãi suất trái phiếu. Đây là hoạt động can thiệp thị trường gián tiếp thông qua các ngân hàng và phát huy tác dụng đối với các thị trường có quy mô nhỏ.
Chương trình tái cấp vốn dài hạn lần hai mà ECB dự kiến tiến hành vào cuối tháng này có thể sẽ có quy mô tương tự chương trình lần một, tức vào khoảng 400-500 tỷ euro. Song, ông Schulz cho rằng ECB vẫn nên sử dụng một công cụ trực tiếp để can thiệp vào các thị trường.
Gần đây, sức ép đối với ECB đang ngày càng tăng, trong bối cảnh ngân hàng này lên kế hoạch chuyển lợi nhuận từ việc mua trái phiếu của Hy Lạp cho các ngân hàng trung ương trong khu vực để các chính phủ hỗ trợ Athens./.
Trà My (TTXVN)