Ngày 3/1, phái đoàn của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) đã tới Cote d'Ivoire để thuyết phục Tổng thống mãn nhiệm của nước này Laurent Gbagbo từ bỏ quyền lực.
Đây là phái đoàn thứ hai của ECOWAS đến Cote d'Ivoire trong những ngày gần đây nhằm nỗ lực giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ tại nước này sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/11.
Phái đoàn của ECOWAS, gồm Tổng thống Benin Boni Yayi, Tổng thống Sierra Leon Ernest Koroma và Tổng thống Cape Verde Pedro Pires, cùng các nhà trung gian hòa giải của Liên minh châu Phi (AU) do Thủ tướng Kenya Raila Odinga dẫn đầu, đã có các cuộc gặp riêng rẽ với ông Gbagbo và ông Alassane Ouattara, ứng cử viên được cộng đồng quốc tế công nhận đắc cử tổng thống.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đã đề xuất đảm bảo an ninh và an toàn cho ông Gbagbo nếu ông chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực, ở lại Cote d'Ivoire hoặc tới nước khác. Trước đó, ECOWAS từng ra tối hậu thư sẽ cử "một lực lượng hợp pháp" đến Cote d'Ivoire giải quyết khủng hoảng nếu ông Gbagbo từ chối đề nghị từ chức.
Trong khi đó, tuyên bố sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Phi, ông Ouattara cho biết các đại diện của ECOWAS và AU đã đưa ra ba yêu cầu, gồm ông Gbagbo phải công nhận kết quả bầu cử do Ủy ban bầu cử độc lập công bố, công nhận ông Ouattara là tổng thống đắc cử hợp pháp của Cote d'Ivoire và phải nhanh chóng rời bỏ quyền lực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philips Crowley cho biết Washington ủng hộ các nỗ lực giải quyết khủng hoảng của các phái đoàn trung gian hòa giải châu Phi. Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Gbagbo có thể xin tị nạn tại Atlanta thuộc bang Georgia (Mỹ), nơi thân nhân của ông đang sinh sống, song đề nghị trên sẽ không kéo dài.
Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu ông Gbagbo sẽ nhượng bộ. Trong phát biểu nhân dịp Năm mới, ông Gbagbo tiếp tục bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và gọi đó là "âm mưu đảo chính."
Tổng thống Niger Goodluck Jonathan, hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ECOWAS, cho biết tổ chức này sẽ nhóm họp để quyết định phương thức giải quyết khủng hoảng tại Cote d'Ivoire. Cuối tuần trước, các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia Tây Phi đã nhóm họp để thảo luận kế hoạch hành động trong trường hợp nỗ lực của ECOWAS không đạt kết quả.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cote d'Ivoire đã ảnh hưởng tới khoảng 2,4 triệu người, trong đó khoảng 450.000 người bị mất nhà cửa và hàng chục nghìn người phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết cơ quan này cần 20 triệu USD để giải quyết các nhu cầu cấp thiết cho người tị nạn Cote d'Ivoire, gồm nước sạch, chỗ ở, lương thực, y tế./.
Đây là phái đoàn thứ hai của ECOWAS đến Cote d'Ivoire trong những ngày gần đây nhằm nỗ lực giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ tại nước này sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/11.
Phái đoàn của ECOWAS, gồm Tổng thống Benin Boni Yayi, Tổng thống Sierra Leon Ernest Koroma và Tổng thống Cape Verde Pedro Pires, cùng các nhà trung gian hòa giải của Liên minh châu Phi (AU) do Thủ tướng Kenya Raila Odinga dẫn đầu, đã có các cuộc gặp riêng rẽ với ông Gbagbo và ông Alassane Ouattara, ứng cử viên được cộng đồng quốc tế công nhận đắc cử tổng thống.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đã đề xuất đảm bảo an ninh và an toàn cho ông Gbagbo nếu ông chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực, ở lại Cote d'Ivoire hoặc tới nước khác. Trước đó, ECOWAS từng ra tối hậu thư sẽ cử "một lực lượng hợp pháp" đến Cote d'Ivoire giải quyết khủng hoảng nếu ông Gbagbo từ chối đề nghị từ chức.
Trong khi đó, tuyên bố sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Phi, ông Ouattara cho biết các đại diện của ECOWAS và AU đã đưa ra ba yêu cầu, gồm ông Gbagbo phải công nhận kết quả bầu cử do Ủy ban bầu cử độc lập công bố, công nhận ông Ouattara là tổng thống đắc cử hợp pháp của Cote d'Ivoire và phải nhanh chóng rời bỏ quyền lực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philips Crowley cho biết Washington ủng hộ các nỗ lực giải quyết khủng hoảng của các phái đoàn trung gian hòa giải châu Phi. Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Gbagbo có thể xin tị nạn tại Atlanta thuộc bang Georgia (Mỹ), nơi thân nhân của ông đang sinh sống, song đề nghị trên sẽ không kéo dài.
Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu ông Gbagbo sẽ nhượng bộ. Trong phát biểu nhân dịp Năm mới, ông Gbagbo tiếp tục bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và gọi đó là "âm mưu đảo chính."
Tổng thống Niger Goodluck Jonathan, hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ECOWAS, cho biết tổ chức này sẽ nhóm họp để quyết định phương thức giải quyết khủng hoảng tại Cote d'Ivoire. Cuối tuần trước, các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia Tây Phi đã nhóm họp để thảo luận kế hoạch hành động trong trường hợp nỗ lực của ECOWAS không đạt kết quả.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cote d'Ivoire đã ảnh hưởng tới khoảng 2,4 triệu người, trong đó khoảng 450.000 người bị mất nhà cửa và hàng chục nghìn người phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết cơ quan này cần 20 triệu USD để giải quyết các nhu cầu cấp thiết cho người tị nạn Cote d'Ivoire, gồm nước sạch, chỗ ở, lương thực, y tế./.
(TTXVN/Vietnam+)