Những tin tức mới nhất ngày cho hay “người thổi còi” đã tiết lộ những bí mật thu thập thông tin của tình báo Mỹ trên toàn thế giới Edward Snowden hiện vẫn ẩn trốn ở một sân bay Nga trong khi tìm đường sang Mỹ Latinh.
Snowden hiện vẫn trú ẩn ở khu vực quá cảnh một sân bay tại Mátxcơva ngày thứ 15, nhưng đã xuất hiện trở lại với báo chí và tuyên bố Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã mở một chiến dịch tình báo quy mô lớn với các chính phủ phương tây khác và đã chặn hàng triệu cuộc gọi và thư điện tử ở Brazil.
Trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo này được thực hiện trước khi tiết lộ những bí mật của NSA vào tháng trước, Snowden nói với báo Đức Der Spiegel rằng các điệp viên của NSA “ngủ chung giường với những người Đức và hầu hết các nước phương tây."
Trong những bình luận đăng tải bằng tiếng Đức, Snowden nói một bộ phận ở NSA có tên gọi Ban giám đốc về các vấn đề đối ngoại được giao hợp tác với các cơ quan mật vụ nước ngoài. Các mối quan hệ này được tổ chức để nhà cầm quyền các nước có thể “bảo vệ uy tín chính trị của các nhà lãnh đạo,” nếu như chương trình thu thập thông tin “xâm hại nghiêm trọng quyền riêng tư trên quy mô toàn cầu” bị phát giác, theo lời Snowden.
[Edward Snowden vạch mặt đồng minh tình báo Mỹ]
Trong khi đó, nhật báo Brazil O Globo đưa tin NSA đã do thám người dân và các công ty Brazil cũng như những người đi tới Brazil, theo các tài liệu họ có được từ Snowden. “Con số chính xác chưa rõ, nhưng tới tháng Một năm nay, Brazil chỉ xếp thứ hai sau Mỹ, nơi 2,3 tỷ cuộc gọi và tin nhắn đã bị do thám,” tờ báo nói trong một bài viết có đồng tác giả là Glenn Greenwald của báo Guardian, tờ báo Anh đã đăng tải đầu tiên những tiết lộ từ phía Snowden.
O Globo nói các tài liệu này mô tả một chương trình có tên gọi Fairview, trong đó NSA hợp tác với một công ty điện thoại lớn ở Mỹ để tiếp cận vào các hệ thống của các công ty ở nước ngoài mà công ty Mỹ này có quan hệ.
“NSA đã sử dụng chương trình Fairview để tiếp cận trực tiếp hệ thống viễn thống của Brazil. Việc tiếp cận đó cho phép họ thu thập dữ liệu chi tiết các cuộc gọi và thư điện tử từ hàng triệu người, công ty và tổ chức,” tờ báo viết.
Brazil coi cáo buộc này là “hết sức nghiêm trọng,” theo lời Người phát ngôn bộ ngoại giao Tovar Nunes nói với hãng tin AFP.
Các tin tức khác nói Snowden đang đứng trước cơn ác mộng về hậu cần khi tìm cách thoát khỏi Nga để tới một chỗ trú ẩn an toàn ở Mỹ Latinh sau khi các nhà lãnh đạo cánh tả ở Bolivia, Venezuela và Nicaragua đều đề nghị cho anh tị nạn, nhưng hiện không biết cách nào đưa anh rời khỏi Nga.
Cả ba nước đều có quan hệ căng thẳng với Washington và là những lựa chọn tốt nhất của Snowden sau khi anh bị nhiều trong số 27 quốc gia mà anh xin tị nạn từ chối. Washington đã hối thúc Nga trao lại Snowden như một cử chỉ thiện chí vì hai bên không có hiệp định về dẫn độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu điệp viên KGB có quan hệ không mấy suôn sẻ với Nhà Trắng trong 13 năm cầm quyền, đã từ chối và đề nghị Snowden nhanh chóng quyết định anh muốn đi đâu.
Một trong những nghị sỹ cấp cao nhất của Nga, ngày 7/7, cho biết Snowden nên chấp nhận một đề nghị được Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất. “Venezuela đang đợi câu trả lời từ Snowden.” Chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội Nga Alexei Pushkov nói: “Đây có thể là cơ hội tị nạn tốt nhất của anh ta.”
Nhưng những lựa chọn của Snowden từ sân bay Sheremetyevo ở Mátxcơva là khá hạn chế vì đường bay duy nhất tới Mỹ Latinh từ đây phải đi qua Cuba, một quốc gia đã im lặng một cách đáng tò mò trong suốt sự kiện.
Snowden cũng gặp rủi ro một quốc gia châu Âu có thể từ chối cho chiếc máy bay chở anh đi vào không phận như đã xảy ra với máy bay của Tổng thống Bolivia Evo Morales vì nó bị nghi ngờ có chở Snowden.
Mọi chuyến bay từ Mátxcơva sang Cuba phải đi qua không phận châu Âu và không có bảo đảm rằng chiếc máy bay chở Snowden không bị chặn lại. Snowden không bao giờ lên chiếc máy bay dự kiến đưa anh từ Mátxcơva đi Cuba ngày 24/6 vừa rồi và không đưa ra lý do nào để giải thích. Các nhà phân tích cho rằng có thể đơn giản là anh không được lên máy bay vì không đủ giấy tờ do hộ chiếu của anh đã bị Mỹ vô hiệu hóa.
Trong khi đó, Nicaragua tiết lộ những chi tiết trong lá thư Snowden gửi cho nước này xin tị nạn, trong đó nói anh khó lòng nhận được một phiên tòa công bằng ở Mỹ. “Tôi, Edward Snowden, công dân Hoa Kỳ, viết thư này xin tị nạn ở nước Cộng hòa Nicaragua vì nguy cơ bị chính quyền và các đặc vụ Mỹ truy tố” do tiết lộ chương trình do thám lớn của Mỹ, Snowden viết, theo bản tiếng Tây Ban Nha của lá thư, đề tên người nhận là Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega.
“Trong hoàn cảnh hiện giờ, khó có khả năng tôi nhận được một phiên tòa công bằng hay đối xử thích đáng mà có thể đối mặt án chung thân hoặc tử hình,” Snowden viết./.
Snowden hiện vẫn trú ẩn ở khu vực quá cảnh một sân bay tại Mátxcơva ngày thứ 15, nhưng đã xuất hiện trở lại với báo chí và tuyên bố Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã mở một chiến dịch tình báo quy mô lớn với các chính phủ phương tây khác và đã chặn hàng triệu cuộc gọi và thư điện tử ở Brazil.
Trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo này được thực hiện trước khi tiết lộ những bí mật của NSA vào tháng trước, Snowden nói với báo Đức Der Spiegel rằng các điệp viên của NSA “ngủ chung giường với những người Đức và hầu hết các nước phương tây."
Trong những bình luận đăng tải bằng tiếng Đức, Snowden nói một bộ phận ở NSA có tên gọi Ban giám đốc về các vấn đề đối ngoại được giao hợp tác với các cơ quan mật vụ nước ngoài. Các mối quan hệ này được tổ chức để nhà cầm quyền các nước có thể “bảo vệ uy tín chính trị của các nhà lãnh đạo,” nếu như chương trình thu thập thông tin “xâm hại nghiêm trọng quyền riêng tư trên quy mô toàn cầu” bị phát giác, theo lời Snowden.
[Edward Snowden vạch mặt đồng minh tình báo Mỹ]
Trong khi đó, nhật báo Brazil O Globo đưa tin NSA đã do thám người dân và các công ty Brazil cũng như những người đi tới Brazil, theo các tài liệu họ có được từ Snowden. “Con số chính xác chưa rõ, nhưng tới tháng Một năm nay, Brazil chỉ xếp thứ hai sau Mỹ, nơi 2,3 tỷ cuộc gọi và tin nhắn đã bị do thám,” tờ báo nói trong một bài viết có đồng tác giả là Glenn Greenwald của báo Guardian, tờ báo Anh đã đăng tải đầu tiên những tiết lộ từ phía Snowden.
O Globo nói các tài liệu này mô tả một chương trình có tên gọi Fairview, trong đó NSA hợp tác với một công ty điện thoại lớn ở Mỹ để tiếp cận vào các hệ thống của các công ty ở nước ngoài mà công ty Mỹ này có quan hệ.
“NSA đã sử dụng chương trình Fairview để tiếp cận trực tiếp hệ thống viễn thống của Brazil. Việc tiếp cận đó cho phép họ thu thập dữ liệu chi tiết các cuộc gọi và thư điện tử từ hàng triệu người, công ty và tổ chức,” tờ báo viết.
Brazil coi cáo buộc này là “hết sức nghiêm trọng,” theo lời Người phát ngôn bộ ngoại giao Tovar Nunes nói với hãng tin AFP.
Các tin tức khác nói Snowden đang đứng trước cơn ác mộng về hậu cần khi tìm cách thoát khỏi Nga để tới một chỗ trú ẩn an toàn ở Mỹ Latinh sau khi các nhà lãnh đạo cánh tả ở Bolivia, Venezuela và Nicaragua đều đề nghị cho anh tị nạn, nhưng hiện không biết cách nào đưa anh rời khỏi Nga.
Cả ba nước đều có quan hệ căng thẳng với Washington và là những lựa chọn tốt nhất của Snowden sau khi anh bị nhiều trong số 27 quốc gia mà anh xin tị nạn từ chối. Washington đã hối thúc Nga trao lại Snowden như một cử chỉ thiện chí vì hai bên không có hiệp định về dẫn độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu điệp viên KGB có quan hệ không mấy suôn sẻ với Nhà Trắng trong 13 năm cầm quyền, đã từ chối và đề nghị Snowden nhanh chóng quyết định anh muốn đi đâu.
Một trong những nghị sỹ cấp cao nhất của Nga, ngày 7/7, cho biết Snowden nên chấp nhận một đề nghị được Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất. “Venezuela đang đợi câu trả lời từ Snowden.” Chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội Nga Alexei Pushkov nói: “Đây có thể là cơ hội tị nạn tốt nhất của anh ta.”
Nhưng những lựa chọn của Snowden từ sân bay Sheremetyevo ở Mátxcơva là khá hạn chế vì đường bay duy nhất tới Mỹ Latinh từ đây phải đi qua Cuba, một quốc gia đã im lặng một cách đáng tò mò trong suốt sự kiện.
Snowden cũng gặp rủi ro một quốc gia châu Âu có thể từ chối cho chiếc máy bay chở anh đi vào không phận như đã xảy ra với máy bay của Tổng thống Bolivia Evo Morales vì nó bị nghi ngờ có chở Snowden.
Mọi chuyến bay từ Mátxcơva sang Cuba phải đi qua không phận châu Âu và không có bảo đảm rằng chiếc máy bay chở Snowden không bị chặn lại. Snowden không bao giờ lên chiếc máy bay dự kiến đưa anh từ Mátxcơva đi Cuba ngày 24/6 vừa rồi và không đưa ra lý do nào để giải thích. Các nhà phân tích cho rằng có thể đơn giản là anh không được lên máy bay vì không đủ giấy tờ do hộ chiếu của anh đã bị Mỹ vô hiệu hóa.
Trong khi đó, Nicaragua tiết lộ những chi tiết trong lá thư Snowden gửi cho nước này xin tị nạn, trong đó nói anh khó lòng nhận được một phiên tòa công bằng ở Mỹ. “Tôi, Edward Snowden, công dân Hoa Kỳ, viết thư này xin tị nạn ở nước Cộng hòa Nicaragua vì nguy cơ bị chính quyền và các đặc vụ Mỹ truy tố” do tiết lộ chương trình do thám lớn của Mỹ, Snowden viết, theo bản tiếng Tây Ban Nha của lá thư, đề tên người nhận là Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega.
“Trong hoàn cảnh hiện giờ, khó có khả năng tôi nhận được một phiên tòa công bằng hay đối xử thích đáng mà có thể đối mặt án chung thân hoặc tử hình,” Snowden viết./.
Trần Trọng Hải Minh