Ủy viên kinh tế và chính sách tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), ông Olli Rehn, vừa cho hay châu Âu cần cân đối giữa cắt giảm nợ công với kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh chính sách "thắt lưng buộc bụng" đang xô đẩy khối này tới cuộc suy thoái thứ hai trong vòng ba năm.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, thông điệp mà Brussels gửi tới các nền kinh tế thành viên đang gặp khó khăn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là phải cắt giảm ngân sách và cải cách cơ cấu nhằm tăng cường tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, với tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và một số nước đã chìm vào suy thoái sâu, châu Âu nên chuyển sự tập trung sang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó giảm bớt tác động của các biện pháp khắc khổ.
[Ông Silva chỉ trích "thắt lưng buộc bụng" ở châu Âu]
Phát biểu tại trường Đại học Tự do ở Brussels cuối tuần trước, ông Olli Rehn nói rằng các nước thành viên dễ bị tổn thương trong Eurozone cần thuyết phục cả lực lượng thị trường và các nhà hoạch định chính sách về khả năng đối phó với các thách thức tài chính và tạo lòng tin thị trường.
Các chuyên gia kinh tế cho biết các chính sách cắt giảm thâm hụt ngặt nghèo một khi được giãn bớt có thể giúp Tây Ban Nha và Italy tránh được vòng xoáy suy thoái, mặc dù các thị trường trái phiếu đã phản ứng tiêu cực sau khi Tây Ban Nha nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2012.
Châu Âu đang xây dựng chiến lược kích thích tăng trưởng và chính sách này dự kiến được trình bày cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU diễn ra vào cuối tháng Sáu.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi gần đây cũng kêu gọi các nước Eurozone thông qua một thỏa thuận về tăng trưởng kinh tế, song song với sự đồng thuận về tài chính hồi đầu năm. Tuy nhiên, ông Draghi thận trọng cho rằng thỏa thuận tăng trưởng không nhất thiết phải phụ thuộc vào kích thích chi tiêu mà phải dựa vào cải cách cơ cấu./.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, thông điệp mà Brussels gửi tới các nền kinh tế thành viên đang gặp khó khăn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là phải cắt giảm ngân sách và cải cách cơ cấu nhằm tăng cường tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, với tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và một số nước đã chìm vào suy thoái sâu, châu Âu nên chuyển sự tập trung sang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó giảm bớt tác động của các biện pháp khắc khổ.
[Ông Silva chỉ trích "thắt lưng buộc bụng" ở châu Âu]
Phát biểu tại trường Đại học Tự do ở Brussels cuối tuần trước, ông Olli Rehn nói rằng các nước thành viên dễ bị tổn thương trong Eurozone cần thuyết phục cả lực lượng thị trường và các nhà hoạch định chính sách về khả năng đối phó với các thách thức tài chính và tạo lòng tin thị trường.
Các chuyên gia kinh tế cho biết các chính sách cắt giảm thâm hụt ngặt nghèo một khi được giãn bớt có thể giúp Tây Ban Nha và Italy tránh được vòng xoáy suy thoái, mặc dù các thị trường trái phiếu đã phản ứng tiêu cực sau khi Tây Ban Nha nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2012.
Châu Âu đang xây dựng chiến lược kích thích tăng trưởng và chính sách này dự kiến được trình bày cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU diễn ra vào cuối tháng Sáu.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi gần đây cũng kêu gọi các nước Eurozone thông qua một thỏa thuận về tăng trưởng kinh tế, song song với sự đồng thuận về tài chính hồi đầu năm. Tuy nhiên, ông Draghi thận trọng cho rằng thỏa thuận tăng trưởng không nhất thiết phải phụ thuộc vào kích thích chi tiêu mà phải dựa vào cải cách cơ cấu./.
Trang Nhung (TTXVN)