Liên minh châu Âu đang cân nhắc cách thức duy trì sức mạnh quân sự của khối trong bối cảnh 27 nước thành viên đang phải đối mặt với tình trạng ngân sách bị thu hẹp trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ.
Tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng EU ngày 9/12 tại Brussels (Bỉ), Đức và Thụy Điển đã đệ trình một văn bản chung yêu cầu các nước thành viên EU lập danh sách những nguồn lực quân sự có thể huy động và những nguồn lực vẫn thuộc chủ quyền quốc gia để đầu năm tới có thể xác định những lĩnh vực hợp tác tiềm tàng.
Đồng thời, hai nước đã thúc giục các đối tác xác định những nhiệm vụ có thể chia sẻ - từ vận chuyển hàng không tới các cơ sở huấn luyện - nhằm đảm bảo rằng châu Âu vẫn duy trì được "khả năng hành động đáng tin cậy để đối phó với các cuộc khủng hoảng."
Cơ quan Phòng thủ châu Âu (EDA) đã xác định có khoảng 70 lĩnh vực có thể hợp tác, bao gồm vận tải hàng không, hỗ trợ y tế và bảo vệ binh lính chống các thiết bị nổ tự tạo. Song ngân sách hạn hẹp của cơ quan này là một chủ đề tranh luận căng thẳng.
EU đã đề nghị mức tăng 3,9% - lên 31,7 triệu euro - cho ngân sách này, nhưng Anh khăng khăng đòi giữ nguyên mức hiện nay và cho rằng như vậy là hợp lý khi mà London phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng của chính họ.
Văn bản do Pháp và Đức đưa ra cho rằng các chính phủ châu Âu cần quyết định những nguồn lực sẽ vẫn thuộc chủ quyền quốc gia, đặc biệt là lực lượng tác chiến, máy bay chiến đấu, tàu chiến và tin tức tình báo có thể phù hợp với phạm trù đó.
Tài liệu này cho rằng những lĩnh vực có thể huy động bao gồm lực lượng huấn luyện, các cầu hàng không chiến lược và khả năng hậu cần. Cuối cùng, các chính phủ cũng cần xác định những nhiệm vụ có thể chia sẻ như giám sát đường không và đường biển, huấn luyện và tổ chức các cuộc diễn tập quân sự.
Các bộ trưởng quốc phòng EU còn thảo luận về nỗ lực nhằm tạo lập mối quan hệ nhiều ý nghĩa hơn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một mục tiêu bị cản trở bởi sự chia rẽ kéo dài nhiều thập kỷ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO, và Síp, quốc gia thành viên EU.
Hồi tháng trước, Anh và Pháp đã vượt qua những bất đồng mang tính lịch sử và ký kết một thỏa thuận “bước ngoặt” về việc sử dụng chung các tàu sân bay và các cơ sở hạt nhân.
Các bộ trưởng cho rằng Cơ quan điều hành vận tải hàng không châu Âu mới được thành lập, đặt trụ sở tại Hà Lan, cần được coi là một ví dụ về cách thức phối hợp sâu rộng hơn trong ngành vận tải chiến lược này./.
Tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng EU ngày 9/12 tại Brussels (Bỉ), Đức và Thụy Điển đã đệ trình một văn bản chung yêu cầu các nước thành viên EU lập danh sách những nguồn lực quân sự có thể huy động và những nguồn lực vẫn thuộc chủ quyền quốc gia để đầu năm tới có thể xác định những lĩnh vực hợp tác tiềm tàng.
Đồng thời, hai nước đã thúc giục các đối tác xác định những nhiệm vụ có thể chia sẻ - từ vận chuyển hàng không tới các cơ sở huấn luyện - nhằm đảm bảo rằng châu Âu vẫn duy trì được "khả năng hành động đáng tin cậy để đối phó với các cuộc khủng hoảng."
Cơ quan Phòng thủ châu Âu (EDA) đã xác định có khoảng 70 lĩnh vực có thể hợp tác, bao gồm vận tải hàng không, hỗ trợ y tế và bảo vệ binh lính chống các thiết bị nổ tự tạo. Song ngân sách hạn hẹp của cơ quan này là một chủ đề tranh luận căng thẳng.
EU đã đề nghị mức tăng 3,9% - lên 31,7 triệu euro - cho ngân sách này, nhưng Anh khăng khăng đòi giữ nguyên mức hiện nay và cho rằng như vậy là hợp lý khi mà London phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng của chính họ.
Văn bản do Pháp và Đức đưa ra cho rằng các chính phủ châu Âu cần quyết định những nguồn lực sẽ vẫn thuộc chủ quyền quốc gia, đặc biệt là lực lượng tác chiến, máy bay chiến đấu, tàu chiến và tin tức tình báo có thể phù hợp với phạm trù đó.
Tài liệu này cho rằng những lĩnh vực có thể huy động bao gồm lực lượng huấn luyện, các cầu hàng không chiến lược và khả năng hậu cần. Cuối cùng, các chính phủ cũng cần xác định những nhiệm vụ có thể chia sẻ như giám sát đường không và đường biển, huấn luyện và tổ chức các cuộc diễn tập quân sự.
Các bộ trưởng quốc phòng EU còn thảo luận về nỗ lực nhằm tạo lập mối quan hệ nhiều ý nghĩa hơn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một mục tiêu bị cản trở bởi sự chia rẽ kéo dài nhiều thập kỷ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO, và Síp, quốc gia thành viên EU.
Hồi tháng trước, Anh và Pháp đã vượt qua những bất đồng mang tính lịch sử và ký kết một thỏa thuận “bước ngoặt” về việc sử dụng chung các tàu sân bay và các cơ sở hạt nhân.
Các bộ trưởng cho rằng Cơ quan điều hành vận tải hàng không châu Âu mới được thành lập, đặt trụ sở tại Hà Lan, cần được coi là một ví dụ về cách thức phối hợp sâu rộng hơn trong ngành vận tải chiến lược này./.
(TTXVN/Vietnam+)