Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/5 đã nhất trí với những quy định quản lý vốn chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng, sau nhiều năm Anh và phần còn lại của EU bất đồng với nhau về việc làm thế nào tìm ra giải pháp tốt nhất để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính khác trong tương lai.
Trước những khó khăn mà Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải trải qua, vốn đã khiến Tây Ban Nha buộc phải quốc hữu hóa ngân hàng Bankia trong lúc các ngân hàng Italy đang đứng trước nguy cơ bị hạ xếp hạng tín dụng, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã đổi ý và quay sang ủng hộ dự thảo quy định quản lý vốn ngân hàng chặt chẽ hơn.
Ông Osborne nói: "Chúng ta đã tiến tới thời điểm phải đưa ra các quyết định, mà một phần quan trọng trong đó là phải củng cố toàn bộ hệ thống ngân hàng Eurozone. Phần còn lại của thế giới đang theo dõi sát sao tình hình sức khỏe các ngân hàng châu Âu."
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble mô tả thỏa thuận là một bước đi đột phá trong nỗ lực cải cách (hệ thống) tài chính EU.
Thỏa thuận trên sẽ mở đường cho các quy tắc quản lý vốn dự kiến có hiệu lực vào năm 2013, nhằm mục tiêu đảm bảo cho khoảng 8.300 ngân hàng tại 27 nước thành viên EU hoạt động an toàn hơn, với các ngân hàng sẽ buộc phải nắm giữ lượng vốn đệm (dự phòng) lớn hơn để sẵn sàng ứng phó với nguy cơ có thể thua lỗ từ những khoản vay rủi ro. Các ngân hàng cần dành ra lượng vốn bao nhiêu để đề phòng rủi ro vẫn là câu hỏi lớn được đặt ra trong 5 năm khó khăn tài chính vốn làm cho hàng chục ngân hàng châu Âu "ngã ngựa" trong thừi gian qua.
Sự đồng thuận mang tính nhân nhượng này cũng phần nào giúp xoa dịu mối quan hệ có chiều hướng xấu đi giữa Anh và các nước còn lại trong EU, sau khi Thủ tướng Anh David Cameron ngăn chặn kế hoạch của các nước thành viên EU thay đổi hiệp ước hiện hành để kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn ngân sách trong khối./.
Trước những khó khăn mà Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải trải qua, vốn đã khiến Tây Ban Nha buộc phải quốc hữu hóa ngân hàng Bankia trong lúc các ngân hàng Italy đang đứng trước nguy cơ bị hạ xếp hạng tín dụng, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã đổi ý và quay sang ủng hộ dự thảo quy định quản lý vốn ngân hàng chặt chẽ hơn.
Ông Osborne nói: "Chúng ta đã tiến tới thời điểm phải đưa ra các quyết định, mà một phần quan trọng trong đó là phải củng cố toàn bộ hệ thống ngân hàng Eurozone. Phần còn lại của thế giới đang theo dõi sát sao tình hình sức khỏe các ngân hàng châu Âu."
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble mô tả thỏa thuận là một bước đi đột phá trong nỗ lực cải cách (hệ thống) tài chính EU.
Thỏa thuận trên sẽ mở đường cho các quy tắc quản lý vốn dự kiến có hiệu lực vào năm 2013, nhằm mục tiêu đảm bảo cho khoảng 8.300 ngân hàng tại 27 nước thành viên EU hoạt động an toàn hơn, với các ngân hàng sẽ buộc phải nắm giữ lượng vốn đệm (dự phòng) lớn hơn để sẵn sàng ứng phó với nguy cơ có thể thua lỗ từ những khoản vay rủi ro. Các ngân hàng cần dành ra lượng vốn bao nhiêu để đề phòng rủi ro vẫn là câu hỏi lớn được đặt ra trong 5 năm khó khăn tài chính vốn làm cho hàng chục ngân hàng châu Âu "ngã ngựa" trong thừi gian qua.
Sự đồng thuận mang tính nhân nhượng này cũng phần nào giúp xoa dịu mối quan hệ có chiều hướng xấu đi giữa Anh và các nước còn lại trong EU, sau khi Thủ tướng Anh David Cameron ngăn chặn kế hoạch của các nước thành viên EU thay đổi hiệp ước hiện hành để kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn ngân sách trong khối./.
Việt Khoa (TTXVN)