Ủy ban châu Âu (EC) và Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch thành lập một phiên bản Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm cứu trợ các quốc gia nặng nợ như Hy Lạp hiện nay.
Ủy viên kinh tế và các chính sách tiền tệ của EU, Olli Rehn, nói rằng EC đã sẵn sàng đề xuất về việc hình thành một công cụ tài chính tương tự như IMF ở cấp độ châu Âu để hỗ trợ cho các nước thành viên Eurozone. Tuy nhiên ông Rehn nhấn mạnh cơ chế trợ giúp tài chính này cần tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt.
EC đang thương thảo về kế hoạch trên với Đức, Pháp cũng như các nước thành viên khác của EU. Trong khi đó, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng gợi ý thành lập một cơ chế tiền tệ tương tự như IMF cho khu vực này.
Ông Schaeuble cho biết họ không có ý định thành lập một thể chế cạnh tranh với IMF mà hoàn toàn là vì sự ổn định của Eurozone. Chính vì vậy, châu Âu cần một thể chế có kinh nghiệm và sức mạnh như IMF.
Tuyên bố trên của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn ở EU được đưa ra hai ngày sau khi Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới nhằm tiết kiệm 4,8 tỷ euro (khoảng 6,5 tỷ USD), bao gồm việc cắt giảm lương, tăng thuế và tăng độ tuổi nghỉ hưu. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng.
Ở mức độ quốc tế, cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã gây sức ép lên giá trị của đồng euro trên các thị trường tài chính.
Trong chuyến thăm Brussels mới đây, Tổng thống Italy cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các thể chế tài chính châu Âu phải thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ mất một số công cụ chung trong việc ngăn chặn khủng hoảng nghiêm trọng và chưa từng thấy tại một quốc gia thành viên Eurozone./.
Ủy viên kinh tế và các chính sách tiền tệ của EU, Olli Rehn, nói rằng EC đã sẵn sàng đề xuất về việc hình thành một công cụ tài chính tương tự như IMF ở cấp độ châu Âu để hỗ trợ cho các nước thành viên Eurozone. Tuy nhiên ông Rehn nhấn mạnh cơ chế trợ giúp tài chính này cần tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt.
EC đang thương thảo về kế hoạch trên với Đức, Pháp cũng như các nước thành viên khác của EU. Trong khi đó, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng gợi ý thành lập một cơ chế tiền tệ tương tự như IMF cho khu vực này.
Ông Schaeuble cho biết họ không có ý định thành lập một thể chế cạnh tranh với IMF mà hoàn toàn là vì sự ổn định của Eurozone. Chính vì vậy, châu Âu cần một thể chế có kinh nghiệm và sức mạnh như IMF.
Tuyên bố trên của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn ở EU được đưa ra hai ngày sau khi Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới nhằm tiết kiệm 4,8 tỷ euro (khoảng 6,5 tỷ USD), bao gồm việc cắt giảm lương, tăng thuế và tăng độ tuổi nghỉ hưu. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng.
Ở mức độ quốc tế, cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã gây sức ép lên giá trị của đồng euro trên các thị trường tài chính.
Trong chuyến thăm Brussels mới đây, Tổng thống Italy cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các thể chế tài chính châu Âu phải thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ mất một số công cụ chung trong việc ngăn chặn khủng hoảng nghiêm trọng và chưa từng thấy tại một quốc gia thành viên Eurozone./.
Trang Nhung (Vietnam+)