Sau các cuộc thảo luận tích cực, ngày 14/2, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhất trí về lộ trình hoàn thiện Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trên cơ sở thúc đẩy hợp nhất sâu sắc và củng cố tình đoàn kết nội khối.
Kết quả này được coi là thành công nổi bật nhất của hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của EU trong năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussel, đây còn là kết quả trực tiếp từ thỏa thuận đạt được trước đó giữa các nước thành viên EU về việc trao toàn quyền giám sát cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bước quan trọng để hướng tới thiết lập Liên minh ngân hàng chung.
Thông cáo chung sau hội nghị nêu rõ, do những thách thức mà EU đang phải đối mặt, EMU cần được củng cố để đảm bảo ổn định về kinh tế, xã hội và duy trì thịnh vượng. Tiến trình này sẽ được bắt đầu bằng việc củng cố quyền điều hành, thực thi cơ chế giám sát chung và những nguyên tắc mới về phục hồi, giải quyết và bảo đảm tiền gửi.
Trong năm 2013, Ủy ban châu Âu (EC) cần đưa ra đề xuất về cơ chế giải quyết chung cho tất cả các nước thành viên tham gia hệ thống giám sát ngân hàng. EC cũng phải đưa ra một thời gian biểu để đạt được thỏa thuận nhằm chứng tỏ rằng các nghị sỹ châu Âu và các nước thành viên nỗ lực xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cũng thừa nhận rằng vẫn còn những khó khăn to lớn ở phía trước trong quá trình thiết lập Liên minh Ngân hàng.
Các nhà lãnh đạo EU cho biết còn một loạt vấn đề quan trọng khác cũng sẽ được xem xét từ nay đến tháng 6/2013, chẳng hạn như sự phối hợp cải cách của các quốc gia, khía cạnh xã hội của EMU, cơ chế đoàn kết và các biện pháp củng cố Thị trường Chung. Các nhà lãnh đạo EU cũng nói rõ sẽ tiếp tục chú trọng giải quyết tình trạng thất nghiệp và những hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và tính cạnh tranh của liên minh.
Trong ngày làm việc thứ hai, một chủ đề quan trọng khác đã được các nhà lãnh đạo EU đưa ra bàn thảo là Chính sách An ninh và Quốc phòng chung (CSDP). Đề cập đến chủ đề này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy nhận định trong bối cảnh thế giới đang thay đổi hiện nay, EU cần phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế nhằm đảm bảo an ninh cho công dân châu Âu, đồng thời thúc đẩy lợi ích của EU.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất cải thiện tính hiệu quả của CSDP thông qua việc cải thiện cách tiếp cận toàn diện hơn trong những vấn đề ngăn chặn xung đột, quản lý và giải quyết khủng hoảng; phát triển năng lực quốc phòng thông qua việc nhận biết những lỗ hổng trong năng lực quân sự của từng quốc gia, ưu tiên đầu tư cho năng lực quân sự và dân sự của châu Âu trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến hợp tác quốc phòng song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia thành viên thông qua chính sách hợp lực và chia sẻ; phát triển công nghiệp quốc phòng bằng cách tạo thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ dân sự và quân sự, thúc đẩy hoạt động của thị trường quốc phòng...
Ngoài hai vấn đề trọng tâm là thông qua lộ trình về Liên minh Kinh tế và Tiền tệ và Chính sách An ninh và Quốc phòng chung, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU còn đề cập tới những diễn biến mới nhất tại Syria, kêu gọi có sự chuyển giao chính trị tại Syria và ủng hộ các lực lượng đối lập cũng như hỗ trợ hoạt động nhân đạo tại quốc gia này./.
Kết quả này được coi là thành công nổi bật nhất của hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của EU trong năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussel, đây còn là kết quả trực tiếp từ thỏa thuận đạt được trước đó giữa các nước thành viên EU về việc trao toàn quyền giám sát cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bước quan trọng để hướng tới thiết lập Liên minh ngân hàng chung.
Thông cáo chung sau hội nghị nêu rõ, do những thách thức mà EU đang phải đối mặt, EMU cần được củng cố để đảm bảo ổn định về kinh tế, xã hội và duy trì thịnh vượng. Tiến trình này sẽ được bắt đầu bằng việc củng cố quyền điều hành, thực thi cơ chế giám sát chung và những nguyên tắc mới về phục hồi, giải quyết và bảo đảm tiền gửi.
Trong năm 2013, Ủy ban châu Âu (EC) cần đưa ra đề xuất về cơ chế giải quyết chung cho tất cả các nước thành viên tham gia hệ thống giám sát ngân hàng. EC cũng phải đưa ra một thời gian biểu để đạt được thỏa thuận nhằm chứng tỏ rằng các nghị sỹ châu Âu và các nước thành viên nỗ lực xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cũng thừa nhận rằng vẫn còn những khó khăn to lớn ở phía trước trong quá trình thiết lập Liên minh Ngân hàng.
Các nhà lãnh đạo EU cho biết còn một loạt vấn đề quan trọng khác cũng sẽ được xem xét từ nay đến tháng 6/2013, chẳng hạn như sự phối hợp cải cách của các quốc gia, khía cạnh xã hội của EMU, cơ chế đoàn kết và các biện pháp củng cố Thị trường Chung. Các nhà lãnh đạo EU cũng nói rõ sẽ tiếp tục chú trọng giải quyết tình trạng thất nghiệp và những hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và tính cạnh tranh của liên minh.
Trong ngày làm việc thứ hai, một chủ đề quan trọng khác đã được các nhà lãnh đạo EU đưa ra bàn thảo là Chính sách An ninh và Quốc phòng chung (CSDP). Đề cập đến chủ đề này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy nhận định trong bối cảnh thế giới đang thay đổi hiện nay, EU cần phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế nhằm đảm bảo an ninh cho công dân châu Âu, đồng thời thúc đẩy lợi ích của EU.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất cải thiện tính hiệu quả của CSDP thông qua việc cải thiện cách tiếp cận toàn diện hơn trong những vấn đề ngăn chặn xung đột, quản lý và giải quyết khủng hoảng; phát triển năng lực quốc phòng thông qua việc nhận biết những lỗ hổng trong năng lực quân sự của từng quốc gia, ưu tiên đầu tư cho năng lực quân sự và dân sự của châu Âu trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến hợp tác quốc phòng song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia thành viên thông qua chính sách hợp lực và chia sẻ; phát triển công nghiệp quốc phòng bằng cách tạo thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ dân sự và quân sự, thúc đẩy hoạt động của thị trường quốc phòng...
Ngoài hai vấn đề trọng tâm là thông qua lộ trình về Liên minh Kinh tế và Tiền tệ và Chính sách An ninh và Quốc phòng chung, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU còn đề cập tới những diễn biến mới nhất tại Syria, kêu gọi có sự chuyển giao chính trị tại Syria và ủng hộ các lực lượng đối lập cũng như hỗ trợ hoạt động nhân đạo tại quốc gia này./.
(TTXVN)