Cuối tuần qua, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đã thay mặt Liên minh châu Âu (EU) tổ chức phát hành đợt trái phiếu trị giá 5 tỷ euro, trong khuôn khổ Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu (EFSM), nhằm huy động vốn để cho Bồ Đào Nha vay như một phần của gói cứu trợ dành cho nước này.
Đây là lần thứ hai EU phát hành trái phiếu trong khuôn khổ EFSM. Lô trái phiếu trên sẽ đáo hạn vào ngày 21/9/2021, với lãi suất tham chiếu cố định là 2,75% và được chào giá tại mức lãi suất hoán đổi bình quân cộng thêm 20 điểm cơ bản.
Sự quan tâm của giới đầu tư vào đợt phát hành trái phiếu này rất lớn, với hơn 100 tài khoản chào mua được khóa sổ trong vòng 3 tiếng và giá trị đặt mua lên đến khoảng 7 tỷ euro. Thành công của phiên chào bán trái phiếu này đã chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đặt lòng tin vào Eurozone.
Theo EC, cơ cấu các nhà đầu tư phân theo địa dư tham gia đợt phát hành này gồm có Pháp (23%), Đức/Áo (22%) và Anh (17%) và châu Á (12%). Các nhà đầu tư châu Âu khác đến từ khu vực Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), các nước Bắc Âu và Thụy Sỹ chiếm 24%.
Về loại hình tổ chức của các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại và định chế tài chính chiếm tỷ lệ chào mua lớn nhất (56%), tiếp đến là các quỹ quản lý đầu tư (21%), ngân hàng trung ương (17%) và các quỹ bảo hiểm/hưu trí (5%).
Tổ chức bảo lãnh phát hành chính bao gồm nhóm ngân hàng Barclays, BNP Paribas, Commerzbank, HSBC và UBS. Các ngân hàng tham gia đồng bão lãnh phát hành gồm có Bank of America Merrill Lynch, BBVA, Citibank, Credit Suisse, DZ Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Société Générale.
Việc giải ngân cho Bồ Đào Nha sẽ được tiến hành vào ngày 21/9 tới, tức ngày thanh toán tiền mua trái phiếu. Gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha gồm có hai nguồn hỗn hợp, từ EU thông qua EFSM và Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khuôn khổ EFSM, Bồ Đào Nha đã được giải ngân hai lần vào tháng Nam và tháng Sáu vừa qua, với tổng số tiền đã nhận là 6,5 tỷ euro. Các khoản vay phụ kèm theo cũng đã được EFSF và IMF giải ngân.
Trong những tuần tới, trong khuôn khổ EFSM, EU sẽ tiếp tục chào bán trái phiếu ra thị trường qua một hoặc hai phiên phát hành, với tổng mệnh giá 5 tỷ euro và kỳ hạn từ 5-15 năm. Từ nay đến cuối năm, EU có kế hoạch sẽ phát hành thêm một đợt trái phiếu với lãi suất tham chiếu và số tiền huy động được qua các đợt phát hành này sẽ được giải ngân cho Iceland và Bồ Đào Nha.
Gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha được bộ trưởng tài chính và kinh tế của EU và Eurozone phê chuẩn vào ngày 17/5 năm nay. Gói cứu trợ này nhằm cấp vốn cho nhu cầu chi tiêu của Bồ Đào Nha, với mức tối đa là 78 tỷ euro.
EU, thông qua EFSM và EFSF cung cấp 52 tỷ euro được giải ngân làm 3 đợt. Phần còn lại, 26 tỷ euro được IMF cho vay./.
Đây là lần thứ hai EU phát hành trái phiếu trong khuôn khổ EFSM. Lô trái phiếu trên sẽ đáo hạn vào ngày 21/9/2021, với lãi suất tham chiếu cố định là 2,75% và được chào giá tại mức lãi suất hoán đổi bình quân cộng thêm 20 điểm cơ bản.
Sự quan tâm của giới đầu tư vào đợt phát hành trái phiếu này rất lớn, với hơn 100 tài khoản chào mua được khóa sổ trong vòng 3 tiếng và giá trị đặt mua lên đến khoảng 7 tỷ euro. Thành công của phiên chào bán trái phiếu này đã chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đặt lòng tin vào Eurozone.
Theo EC, cơ cấu các nhà đầu tư phân theo địa dư tham gia đợt phát hành này gồm có Pháp (23%), Đức/Áo (22%) và Anh (17%) và châu Á (12%). Các nhà đầu tư châu Âu khác đến từ khu vực Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), các nước Bắc Âu và Thụy Sỹ chiếm 24%.
Về loại hình tổ chức của các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại và định chế tài chính chiếm tỷ lệ chào mua lớn nhất (56%), tiếp đến là các quỹ quản lý đầu tư (21%), ngân hàng trung ương (17%) và các quỹ bảo hiểm/hưu trí (5%).
Tổ chức bảo lãnh phát hành chính bao gồm nhóm ngân hàng Barclays, BNP Paribas, Commerzbank, HSBC và UBS. Các ngân hàng tham gia đồng bão lãnh phát hành gồm có Bank of America Merrill Lynch, BBVA, Citibank, Credit Suisse, DZ Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Société Générale.
Việc giải ngân cho Bồ Đào Nha sẽ được tiến hành vào ngày 21/9 tới, tức ngày thanh toán tiền mua trái phiếu. Gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha gồm có hai nguồn hỗn hợp, từ EU thông qua EFSM và Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khuôn khổ EFSM, Bồ Đào Nha đã được giải ngân hai lần vào tháng Nam và tháng Sáu vừa qua, với tổng số tiền đã nhận là 6,5 tỷ euro. Các khoản vay phụ kèm theo cũng đã được EFSF và IMF giải ngân.
Trong những tuần tới, trong khuôn khổ EFSM, EU sẽ tiếp tục chào bán trái phiếu ra thị trường qua một hoặc hai phiên phát hành, với tổng mệnh giá 5 tỷ euro và kỳ hạn từ 5-15 năm. Từ nay đến cuối năm, EU có kế hoạch sẽ phát hành thêm một đợt trái phiếu với lãi suất tham chiếu và số tiền huy động được qua các đợt phát hành này sẽ được giải ngân cho Iceland và Bồ Đào Nha.
Gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha được bộ trưởng tài chính và kinh tế của EU và Eurozone phê chuẩn vào ngày 17/5 năm nay. Gói cứu trợ này nhằm cấp vốn cho nhu cầu chi tiêu của Bồ Đào Nha, với mức tối đa là 78 tỷ euro.
EU, thông qua EFSM và EFSF cung cấp 52 tỷ euro được giải ngân làm 3 đợt. Phần còn lại, 26 tỷ euro được IMF cho vay./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)