Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những đề xuất quan trọng liên quan hai vấn đề từng bị coi là nguyên nhân đẩy nền kinh tế khu vực vào cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong mấy chục năm nay.
Hai đề xuất này là hạn chế thưởng tiền mặt trong khu vực ngân hàng và ngừng trợ cấp cho những nước thành viên vi phạm qui định về thâm hụt ngân sách nhà nước.
Kết thúc cuộc đàm phán ngày 29/6 tại Nghị viện châu Âu (EP), nghị sĩ Anh Arlene McCarthy tiết lộ các đại biểu tham gia đàm phán nhất trí giới hạn lượng tiền mặt mà các chủ ngân hàng trong EU được phép "bỏ túi" chỉ tối đa là 30% số tiền thưởng vừa và 20% số tiền thưởng lớn. EU sẽ lập cơ quan giám sát để định mức "phần thưởng lớn."
Thỏa thuận quy định ít nhất một nửa khoản tiền thưởng phải được trả thông qua các công cụ có thể gia tăng sức mạnh của ngân hàng như cổ phiếu. Tiền thưởng phải được gắn với những hoạt động dài hạn và sẽ bị thu hồi nếu những hoạt động này được chứng minh không hiệu quả.
Thỏa thuận cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về vốn pháp lý tối thiểu đối với các giao dịch ngân hàng, việc thành lập công cụ tài chính mới và việc cơ cấu lại nợ.
Cơ chế này sẽ được áp dụng từ đầu năm 2011 và sẽ có hiệu lực đối với cả các khoản lương ngoài 12 tháng. Theo ông McCarthy, cơ chế mới sẽ làm thay đổi "văn hóa tiền thưởng" trong EU theo hướng chú trọng lợi ích của người nộp thuế.
Một người phát ngôn Chính phủ Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, xác nhận EP đã nhất trí với đề xuất mới và sẽ tham vấn các nước thành viên EU để sớm công bố kết quả.
Theo các nhà quan sát, thỏa thuận trên sẽ giúp khai thông các nỗ lực cải tổ hệ thống ngân hàng của EU, khu vực bị đổ lỗi góp phần gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, một số nước EU lo ngại cơ chế mới sẽ khiến các chủ ngân hàng tại hai thị trường tài chính lớn trong khu vực là London, Anh và Frankfurk, Đức "chịu thiệt" so với các đối thủ của họ tại thị trường New York, Mỹ.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) công bố dự thảo văn bản do Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn soạn thảo kêu gọi ngừng trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp và các vùng nghèo ở những nước phi phạm các qui định về thâm hụt ngân sách của EU.
Thay vào đó, chính phủ những nước vi phạm phải bỏ "tiền túi" để bù đắp các khoản trợ cấp từ ngân sách EU bị cắt giảm nhằm tránh gây thiệt hại cho nông dân.
Văn bản nêu rõ EC sẽ sử dụng những hình thức trừng phạt và khuyến khích nêu trên như một biện pháp phòng ngừa có thể được "kích hoạt" nhanh chóng nhằm cải thiện công tác quản lý kinh tế và ngăn chặn lặp lại cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp gây chấn động khu vực.
Tuy nhiên, EC sẽ không áp dụng các biện pháp này đối với những khoản trợ cấp trước mắt và tạo điều kiện để các nước vi phạm có thời gian điều chỉnh.
EC công bố văn bản trên trong bối cảnh Lực lượng đặc nhiệm EU gồm các bộ trưởng tài chính khu vực do Chủ tịch thường trực EU Herman Van Rompuy đứng đầu, vào tháng Mười này phải đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế khu vực.
Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng của EU yêu cầu mọi nước thành viên phải duy trì mức thâm hụt ngân sách nhà nước dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công không quá 60% GDP.
Hiệp ước cũng kêu gọi trừng phạt những nước vi phạm, nhưng EU cho đến nay chưa áp dụng biện pháp này do thủ tục "kích hoạt" việc trừng phạt thường kéo dài và phức tạp./.
Hai đề xuất này là hạn chế thưởng tiền mặt trong khu vực ngân hàng và ngừng trợ cấp cho những nước thành viên vi phạm qui định về thâm hụt ngân sách nhà nước.
Kết thúc cuộc đàm phán ngày 29/6 tại Nghị viện châu Âu (EP), nghị sĩ Anh Arlene McCarthy tiết lộ các đại biểu tham gia đàm phán nhất trí giới hạn lượng tiền mặt mà các chủ ngân hàng trong EU được phép "bỏ túi" chỉ tối đa là 30% số tiền thưởng vừa và 20% số tiền thưởng lớn. EU sẽ lập cơ quan giám sát để định mức "phần thưởng lớn."
Thỏa thuận quy định ít nhất một nửa khoản tiền thưởng phải được trả thông qua các công cụ có thể gia tăng sức mạnh của ngân hàng như cổ phiếu. Tiền thưởng phải được gắn với những hoạt động dài hạn và sẽ bị thu hồi nếu những hoạt động này được chứng minh không hiệu quả.
Thỏa thuận cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về vốn pháp lý tối thiểu đối với các giao dịch ngân hàng, việc thành lập công cụ tài chính mới và việc cơ cấu lại nợ.
Cơ chế này sẽ được áp dụng từ đầu năm 2011 và sẽ có hiệu lực đối với cả các khoản lương ngoài 12 tháng. Theo ông McCarthy, cơ chế mới sẽ làm thay đổi "văn hóa tiền thưởng" trong EU theo hướng chú trọng lợi ích của người nộp thuế.
Một người phát ngôn Chính phủ Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, xác nhận EP đã nhất trí với đề xuất mới và sẽ tham vấn các nước thành viên EU để sớm công bố kết quả.
Theo các nhà quan sát, thỏa thuận trên sẽ giúp khai thông các nỗ lực cải tổ hệ thống ngân hàng của EU, khu vực bị đổ lỗi góp phần gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, một số nước EU lo ngại cơ chế mới sẽ khiến các chủ ngân hàng tại hai thị trường tài chính lớn trong khu vực là London, Anh và Frankfurk, Đức "chịu thiệt" so với các đối thủ của họ tại thị trường New York, Mỹ.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) công bố dự thảo văn bản do Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn soạn thảo kêu gọi ngừng trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp và các vùng nghèo ở những nước phi phạm các qui định về thâm hụt ngân sách của EU.
Thay vào đó, chính phủ những nước vi phạm phải bỏ "tiền túi" để bù đắp các khoản trợ cấp từ ngân sách EU bị cắt giảm nhằm tránh gây thiệt hại cho nông dân.
Văn bản nêu rõ EC sẽ sử dụng những hình thức trừng phạt và khuyến khích nêu trên như một biện pháp phòng ngừa có thể được "kích hoạt" nhanh chóng nhằm cải thiện công tác quản lý kinh tế và ngăn chặn lặp lại cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp gây chấn động khu vực.
Tuy nhiên, EC sẽ không áp dụng các biện pháp này đối với những khoản trợ cấp trước mắt và tạo điều kiện để các nước vi phạm có thời gian điều chỉnh.
EC công bố văn bản trên trong bối cảnh Lực lượng đặc nhiệm EU gồm các bộ trưởng tài chính khu vực do Chủ tịch thường trực EU Herman Van Rompuy đứng đầu, vào tháng Mười này phải đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế khu vực.
Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng của EU yêu cầu mọi nước thành viên phải duy trì mức thâm hụt ngân sách nhà nước dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công không quá 60% GDP.
Hiệp ước cũng kêu gọi trừng phạt những nước vi phạm, nhưng EU cho đến nay chưa áp dụng biện pháp này do thủ tục "kích hoạt" việc trừng phạt thường kéo dài và phức tạp./.
(TTXVN/Vietnam+)