Các chủ nợ quốc tế gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu ngày 31/5 ca ngợi tiến bộ mà Hy Lạp đã đạt được trong nỗ lực đại tu lại nền kinh tế vốn nhiều lần đứng bên bờ vực phá sản và tiếp tục nhận được khoản giải ngân mới từ thể chế tài chính lớn nhất thế giới.
Trong một thông báo, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nhấn mạnh rằng Chính phủ Hy Lạp đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tình trạng mất cân bằng tài chính và khôi phục khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Athens còn đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng như cải cách thuế và hành chính công.
Do đó, theo đánh giá của IMF, Hy Lạp sẽ thực hiện được kế hoạch tài chính của mình và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra trong năm 2013.
[Nỗ lực của Hy Lạp trong giảm thâm hụt ngân sách]
Theo IMF, thể chế tài chính này đã giải ngân khoản vay mới trị giá 1,74 tỷ euro (2,26 tỷ USD) cho Hy Lạp sau khi nước này vượt qua được lần đánh giá thứ ba về kết quả thực hiện các cam kết, một phần trong điều kiện của gói cứu trợ chung IMF-EU.
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Eurogroup, nhóm cố vấn gồm các Bộ trưởng Tài chính 17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jeroen Dijsselbloem cũng khẳng định rằng Hy Lạp đã nhận được phiếu tín nhiệm của Eurozone về những tiến bộ mà Athens đã đạt được trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế vốn lún sâu vào khủng hoảng trong suốt 6 năm qua.
Hiện đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi vào năm 2014 với mức tăng trưởng khoảng 0,6%, sau khi sụt giảm mạnh 4,2% trong năm nay.
Theo ông Dijsselbloem, Eurogroup có thể thảo luận việc tiếp tục giảm nợ cho Hy Lạp trong năm tới nếu nước này vẫn tiếp tục các chương trình phục hồi kinh tế hiện nay.
Trong khi đó, Quỹ Bình ổn châu Âu cũng đã giải ngân khoản vay mới trị giá 7,2 tỷ euro để giúp Hy Lạp tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng yếu kém của nước này.
Đợt giải ngân là một phần gói cứu trợ trị giá 173 tỷ euro, kéo dài 4 năm giúp Hy Lạp tiến lên con đường tăng trưởng ổn định. Cho đến nay, IMF mới cho Hy Lạp vay tổng cộng 6,57 tỷ euro theo chương trình này.
Kể từ năm 2010, EU và IMF đã cam kết cho Hy Lạp vay tổng cộng 240 tỷ euro. Đổi lại, Chính phủ Hy Lạp phải thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ không được lòng dân, đồng thời tiến hành nhiều cuộc cải cách và các điều kiện kèm theo do các chủ nợ quốc tế đưa ra./.
Trong một thông báo, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nhấn mạnh rằng Chính phủ Hy Lạp đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tình trạng mất cân bằng tài chính và khôi phục khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Athens còn đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng như cải cách thuế và hành chính công.
Do đó, theo đánh giá của IMF, Hy Lạp sẽ thực hiện được kế hoạch tài chính của mình và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra trong năm 2013.
[Nỗ lực của Hy Lạp trong giảm thâm hụt ngân sách]
Theo IMF, thể chế tài chính này đã giải ngân khoản vay mới trị giá 1,74 tỷ euro (2,26 tỷ USD) cho Hy Lạp sau khi nước này vượt qua được lần đánh giá thứ ba về kết quả thực hiện các cam kết, một phần trong điều kiện của gói cứu trợ chung IMF-EU.
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Eurogroup, nhóm cố vấn gồm các Bộ trưởng Tài chính 17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jeroen Dijsselbloem cũng khẳng định rằng Hy Lạp đã nhận được phiếu tín nhiệm của Eurozone về những tiến bộ mà Athens đã đạt được trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế vốn lún sâu vào khủng hoảng trong suốt 6 năm qua.
Hiện đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi vào năm 2014 với mức tăng trưởng khoảng 0,6%, sau khi sụt giảm mạnh 4,2% trong năm nay.
Theo ông Dijsselbloem, Eurogroup có thể thảo luận việc tiếp tục giảm nợ cho Hy Lạp trong năm tới nếu nước này vẫn tiếp tục các chương trình phục hồi kinh tế hiện nay.
Trong khi đó, Quỹ Bình ổn châu Âu cũng đã giải ngân khoản vay mới trị giá 7,2 tỷ euro để giúp Hy Lạp tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng yếu kém của nước này.
Đợt giải ngân là một phần gói cứu trợ trị giá 173 tỷ euro, kéo dài 4 năm giúp Hy Lạp tiến lên con đường tăng trưởng ổn định. Cho đến nay, IMF mới cho Hy Lạp vay tổng cộng 6,57 tỷ euro theo chương trình này.
Kể từ năm 2010, EU và IMF đã cam kết cho Hy Lạp vay tổng cộng 240 tỷ euro. Đổi lại, Chính phủ Hy Lạp phải thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ không được lòng dân, đồng thời tiến hành nhiều cuộc cải cách và các điều kiện kèm theo do các chủ nợ quốc tế đưa ra./.
(TTXVN)