Theo một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên, tân Tổng thống Cộng hòa Síp tỏ ý mong muốn đất nước nhỏ bé đang ngập trong nợ nần của ông có được một gói cứu trợ "sớm nhất có thể," song mong muốn này có lẽ sẽ khó được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đáp ứng, do hai thể chế tài chính này muốn tránh lặp lại vết xe đổ của Hy Lạp.
Ngay sau thắng lợi của tân Tổng thống thân châu Âu Nicos Anastasiades trong cuộc bầu cử ngày 24/2 vừa qua, Đức và Pháp đã hối thúc chính phủ mới của Cộng hòa Síp mau chóng đàm phán về gói vay trị giá 17 tỷ euro (22,3 tỷ USD) từ IMF và từ các đối tác thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào trước cuối tháng Ba tới. Song mục tiêu này có vẻ khó thực hiện.
Trước khi rút tiền ra cho Cộng hòa Síp, EU và IMF muốn có được một sự đảm bảo về khả năng trả nợ của Cộng hòa Síp sau những "bài học kinh nghiệm" từ gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, vốn được bắt đầu từ năm 2010 và tái cấu trúc vào năm 2012. Tình hình tại hai quốc gia láng giềng này có khá nhiều điểm tương đồng: cùng suy giảm kinh tế, ngành ngân hàng lún sâu trong khủng hoảng và nợ của Cộng hòa Síp vượt quá 90% GDP.
Theo các chủ nợ quốc tế, gói cho vay này có thể giúp Cộng hòa Síp trong ngắn hạn, song lại chất thêm gánh nặng nợ nần và làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ cho nước này, giống như đối với Hy Lạp.
IMF dường như cũng chưa quên những bài học "nhãn tiền" từ gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, đó là sự chia rẽ sâu sắc giữa nội bộ các nước châu Âu và các thị trường đang nổi vốn không muốn quá "nuông chiều" Hy Lạp. Và để cải thiện khả năng thanh toán của Hy Lạp, các chủ nợ tư nhân, chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài, trong năm 2012 đã buộc phải xóa hơn 100 tỷ euro trong khoản nợ công của nước này.
Tuy nhiên, tại Cộng hòa Síp, phần lớn các khoản vay của chính phủ lại là từ các nhà đầu tư trong nước.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức cho rằng, những biện pháp áp dụng với Hy Lạp không thể được dùng để áp vào Cộng hòa Síp. IMF mới đây đã chỉ ra một hướng tiếp cận khác khi đề xuất rằng Nga có thể lùi thời hạn trả món nợ 2,5 tỷ USD mà nước này cho Cộng hòa Síp vay vào năm 2011.
Tài chính của Cộng hòa Síp hiện chỉ có thể đảm bảo được cho đến cuối tháng Tư tới, và tới tháng 6/2013, Nicosia cần phải có một khoản 1,4 tỷ euro để trang trải cho các khoản nợ của họ./.
Ngay sau thắng lợi của tân Tổng thống thân châu Âu Nicos Anastasiades trong cuộc bầu cử ngày 24/2 vừa qua, Đức và Pháp đã hối thúc chính phủ mới của Cộng hòa Síp mau chóng đàm phán về gói vay trị giá 17 tỷ euro (22,3 tỷ USD) từ IMF và từ các đối tác thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào trước cuối tháng Ba tới. Song mục tiêu này có vẻ khó thực hiện.
Trước khi rút tiền ra cho Cộng hòa Síp, EU và IMF muốn có được một sự đảm bảo về khả năng trả nợ của Cộng hòa Síp sau những "bài học kinh nghiệm" từ gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, vốn được bắt đầu từ năm 2010 và tái cấu trúc vào năm 2012. Tình hình tại hai quốc gia láng giềng này có khá nhiều điểm tương đồng: cùng suy giảm kinh tế, ngành ngân hàng lún sâu trong khủng hoảng và nợ của Cộng hòa Síp vượt quá 90% GDP.
Theo các chủ nợ quốc tế, gói cho vay này có thể giúp Cộng hòa Síp trong ngắn hạn, song lại chất thêm gánh nặng nợ nần và làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ cho nước này, giống như đối với Hy Lạp.
IMF dường như cũng chưa quên những bài học "nhãn tiền" từ gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, đó là sự chia rẽ sâu sắc giữa nội bộ các nước châu Âu và các thị trường đang nổi vốn không muốn quá "nuông chiều" Hy Lạp. Và để cải thiện khả năng thanh toán của Hy Lạp, các chủ nợ tư nhân, chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài, trong năm 2012 đã buộc phải xóa hơn 100 tỷ euro trong khoản nợ công của nước này.
Tuy nhiên, tại Cộng hòa Síp, phần lớn các khoản vay của chính phủ lại là từ các nhà đầu tư trong nước.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức cho rằng, những biện pháp áp dụng với Hy Lạp không thể được dùng để áp vào Cộng hòa Síp. IMF mới đây đã chỉ ra một hướng tiếp cận khác khi đề xuất rằng Nga có thể lùi thời hạn trả món nợ 2,5 tỷ USD mà nước này cho Cộng hòa Síp vay vào năm 2011.
Tài chính của Cộng hòa Síp hiện chỉ có thể đảm bảo được cho đến cuối tháng Tư tới, và tới tháng 6/2013, Nicosia cần phải có một khoản 1,4 tỷ euro để trang trải cho các khoản nợ của họ./.
(TTXVN)