Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ mối lo ngại về làn sóng bạo lực tồi tề nhất trong vài thập kỷ qua diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi chính quyền Ancara kiềm chế, chấm dứt việc sử dụng vũ lực trấn áp những người biểu tình.
Theo thống kê mới nhất, đã có hơn 1.000 người bị thương trong các vụ xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton ngày 3/6 đã chỉ trích các hành động trấn áp mạnh tay của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở hàng chục thành phố nước này bước sang ngày thứ Tư.
Văn phòng của bà Ashton ra tuyên bố cho biết bà “bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực ở Istanbul và nhiều thành phố khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bà rất tiếc về việc các thành viên trong lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng vũ lực bất tương xứng." Nhằm kêu gọi cả hai bên kiềm chế và chấm dứt tình trạng bạo lực nói trên, bà Ashton nhấn mạnh đối thoại nên được mở ra để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề này.
Trước đó, ngày 2/6, Mỹ, Anh và Pháp đều đã hối thúc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ "xoa dịu tình hình." Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Nhà Trắng Laura Lucas nhấn mạnh tất cả các đảng phái ở Thổ Nhĩ Kỳ cần bình tĩnh, đồng thời kêu gọi các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế trong việc sử dụng bạo lực.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc số người biểu tình bị thương nhiều hơn con số thống kê của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí một số người đã bị mù mắt sau khi trúng đạn cao su và hơi cay của cảnh sát.
Cùng ngày, Thủ tướng Thổ Nhỹ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bác bỏ những lời chỉ trích ông là “kẻ độc tài,” đồng thời cáo buộc đảng thế tục đối lập chính kích động làn sóng biểu tình, gây bạo loạn./.
Theo thống kê mới nhất, đã có hơn 1.000 người bị thương trong các vụ xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton ngày 3/6 đã chỉ trích các hành động trấn áp mạnh tay của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở hàng chục thành phố nước này bước sang ngày thứ Tư.
Văn phòng của bà Ashton ra tuyên bố cho biết bà “bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực ở Istanbul và nhiều thành phố khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bà rất tiếc về việc các thành viên trong lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng vũ lực bất tương xứng." Nhằm kêu gọi cả hai bên kiềm chế và chấm dứt tình trạng bạo lực nói trên, bà Ashton nhấn mạnh đối thoại nên được mở ra để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề này.
Trước đó, ngày 2/6, Mỹ, Anh và Pháp đều đã hối thúc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ "xoa dịu tình hình." Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Nhà Trắng Laura Lucas nhấn mạnh tất cả các đảng phái ở Thổ Nhĩ Kỳ cần bình tĩnh, đồng thời kêu gọi các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế trong việc sử dụng bạo lực.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc số người biểu tình bị thương nhiều hơn con số thống kê của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí một số người đã bị mù mắt sau khi trúng đạn cao su và hơi cay của cảnh sát.
Cùng ngày, Thủ tướng Thổ Nhỹ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bác bỏ những lời chỉ trích ông là “kẻ độc tài,” đồng thời cáo buộc đảng thế tục đối lập chính kích động làn sóng biểu tình, gây bạo loạn./.
(TTXVN)