Đồng euro tăng giá so với cả đồng USD và yen Nhật trong phiên 28/9 trên thị trường châu Á.
Tuy nhiên, sự nghi ngại đang che mờ sự lạc quan của giới đầu tư liên quan đến kế hoạch của các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái toàn cầu.
Tâm lý lạc quan đang bị lu mờ do sự chia rẽ của các nước thành viên Eurozone về các điều khoản của gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, trong khi giới đầu tư mong đợi lãnh đạo các nước châu Âu sẽ đưa ra một kế hoạch lớn đầy tham vọng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng tại khu vực này.
Tuy nhiên, đang xuất hiện các thông tin cho rằng các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đang được đề nghị xóa nhiều khoản nợ hơn dự kiến.
Theo giới kinh doanh, thị trường đang chờ đợi Quốc hội Phần Lan bỏ phiếu thông qua kế hoạch tăng vốn cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) vào cuối ngày 28/9.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3577 USD đổi 1 euro, cao hơn mức tương ứng 1,3535 USD/euro đêm trước tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng tăng từ 103,35 yen/euro lên 103,92 yen/euro và như vậy đang nối tiếp đà tăng sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, ở dưới ngưỡng 102 yen/euro ghi trong phiên đầu tuần này.
Theo thông cáo của Credit Agricole, xu hướng ồ ạt mua vào các tài sản có độ rủi ro cao trong mấy phiên gần đây là một trong những nhân tố thúc đẩy đồng euro tăng giá.
Tuy nhiên thị trường chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh với hy vọng các nhà hoạch định chính sách của Eurozone sớm đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Trong mấy tuần gần đây, thị trường thế giới biến động rất mạnh vì lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và từ đó đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn loay hoay lựa chọn xem cách nào là tốt nhất để ngăn chặn khủng hoảng nợ.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Ủy ban châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mặt tại Athens để xem xét tiến trình cắt giảm nợ tại quốc gia này.
Trong phiên này, đồng USD biến động khá thất thường so với các đồng tiền châu Á khác. Theo đó, "đồng bạc xanh" giảm giá so với đồng won Hàn Quốc, đôla Đài Loan và baht Thái Lan, song lại tăng giá so với đồng đôla Singapore và rupiah Indonesia./.
Tuy nhiên, sự nghi ngại đang che mờ sự lạc quan của giới đầu tư liên quan đến kế hoạch của các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái toàn cầu.
Tâm lý lạc quan đang bị lu mờ do sự chia rẽ của các nước thành viên Eurozone về các điều khoản của gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, trong khi giới đầu tư mong đợi lãnh đạo các nước châu Âu sẽ đưa ra một kế hoạch lớn đầy tham vọng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng tại khu vực này.
Tuy nhiên, đang xuất hiện các thông tin cho rằng các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đang được đề nghị xóa nhiều khoản nợ hơn dự kiến.
Theo giới kinh doanh, thị trường đang chờ đợi Quốc hội Phần Lan bỏ phiếu thông qua kế hoạch tăng vốn cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) vào cuối ngày 28/9.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3577 USD đổi 1 euro, cao hơn mức tương ứng 1,3535 USD/euro đêm trước tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng tăng từ 103,35 yen/euro lên 103,92 yen/euro và như vậy đang nối tiếp đà tăng sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, ở dưới ngưỡng 102 yen/euro ghi trong phiên đầu tuần này.
Theo thông cáo của Credit Agricole, xu hướng ồ ạt mua vào các tài sản có độ rủi ro cao trong mấy phiên gần đây là một trong những nhân tố thúc đẩy đồng euro tăng giá.
Tuy nhiên thị trường chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh với hy vọng các nhà hoạch định chính sách của Eurozone sớm đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Trong mấy tuần gần đây, thị trường thế giới biến động rất mạnh vì lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và từ đó đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn loay hoay lựa chọn xem cách nào là tốt nhất để ngăn chặn khủng hoảng nợ.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Ủy ban châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mặt tại Athens để xem xét tiến trình cắt giảm nợ tại quốc gia này.
Trong phiên này, đồng USD biến động khá thất thường so với các đồng tiền châu Á khác. Theo đó, "đồng bạc xanh" giảm giá so với đồng won Hàn Quốc, đôla Đài Loan và baht Thái Lan, song lại tăng giá so với đồng đôla Singapore và rupiah Indonesia./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)