Trong phiên giao dịch ngày 6/12, đồng euro quay đầu giảm giá, do hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) vừa liệt nhiều nước thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào danh sách "theo dõi đặc biệt về tín dụng," đồng thời cảnh báo các nước này có thể bị đánh tụt hạng tín nhiệm tín dụng.
Quyết định này của S&P được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Pháp và Đức công bố các kế hoạch nhằm cứu đồng tiền chung khỏi nguy cơ đổ vỡ.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 104,02 yen/euro, giảm so với mức tương ứng 104,27 yen/euro vào cuối phiên 5/12 tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng đi xuống so với đồng USD, giảm từ mức 1,3394 USD/euro xuống 1,3372 USD/euro.
Giải thích cho động thái trên, S&P cho biết họ đã nhận thấy sự gia tăng một cách có hệ thống các sức ép tại Eurozone trong những tuần gần đây, tới mức buộc họ phải nhìn nhận tiêu cực hơn về mức độ rủi ro tín dụng của toàn bộ khu vực này.
S&P đe dọa sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm AAA của Đức, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Luxembourg và Áo, đồng thời cho biết hãng sẽ hoàn tất đánh giá về mức tín nhiệm tín dụng của Eurozone sớm nhất có thể, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), dự kiến vào ngày 8 và 9/12 tới.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Australia (RBA) lại vừa quyết định cắt giảm lãi suất từ 4,5% xuống còn 4,25%, trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những nguy cơ, bất chấp những dự báo rằng tăng trưởng kinh tế nước này sẽ tăng mạnh trong quý 3/2011. Đây là lần thứ hai RBA giảm lãi suất chính thức sau đợt giảm 25 điểm cơ bản xuống 4,5% vào ngày 1/11.
Động thái cắt giảm lãi suất mới nhất của RBA được giới chuyên gia cho là một "đòn đánh phủ đầu" chống lại những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế đang ngày một xấu đi ở Eurozone.
Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 5/12 để bàn về các biện pháp cứu đồng euro thoát khỏi “bóng đen” khủng hoảng, hai bên đã nhất trí về một loạt cải cách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone và sẽ đệ trình lên Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Herman Van Rompuy, vào ngày 7/12 tới.
Lãnh đạo hai nước cũng đề nghị thiết lập các quy tắc nghiêm ngặt nhằm quản lý tài chính của các thành viên Eurozone, đồng thời kêu gọi các biện pháp trừng phạt tự động áp dụng đối với các quốc gia không đáp ứng được quy định thâm hụt ngân sách 3%, cũng như quy định cân bằng ngân sách trong toàn Eurozone./.
Quyết định này của S&P được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Pháp và Đức công bố các kế hoạch nhằm cứu đồng tiền chung khỏi nguy cơ đổ vỡ.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 104,02 yen/euro, giảm so với mức tương ứng 104,27 yen/euro vào cuối phiên 5/12 tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng đi xuống so với đồng USD, giảm từ mức 1,3394 USD/euro xuống 1,3372 USD/euro.
Giải thích cho động thái trên, S&P cho biết họ đã nhận thấy sự gia tăng một cách có hệ thống các sức ép tại Eurozone trong những tuần gần đây, tới mức buộc họ phải nhìn nhận tiêu cực hơn về mức độ rủi ro tín dụng của toàn bộ khu vực này.
S&P đe dọa sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm AAA của Đức, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Luxembourg và Áo, đồng thời cho biết hãng sẽ hoàn tất đánh giá về mức tín nhiệm tín dụng của Eurozone sớm nhất có thể, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), dự kiến vào ngày 8 và 9/12 tới.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Australia (RBA) lại vừa quyết định cắt giảm lãi suất từ 4,5% xuống còn 4,25%, trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những nguy cơ, bất chấp những dự báo rằng tăng trưởng kinh tế nước này sẽ tăng mạnh trong quý 3/2011. Đây là lần thứ hai RBA giảm lãi suất chính thức sau đợt giảm 25 điểm cơ bản xuống 4,5% vào ngày 1/11.
Động thái cắt giảm lãi suất mới nhất của RBA được giới chuyên gia cho là một "đòn đánh phủ đầu" chống lại những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế đang ngày một xấu đi ở Eurozone.
Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 5/12 để bàn về các biện pháp cứu đồng euro thoát khỏi “bóng đen” khủng hoảng, hai bên đã nhất trí về một loạt cải cách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone và sẽ đệ trình lên Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Herman Van Rompuy, vào ngày 7/12 tới.
Lãnh đạo hai nước cũng đề nghị thiết lập các quy tắc nghiêm ngặt nhằm quản lý tài chính của các thành viên Eurozone, đồng thời kêu gọi các biện pháp trừng phạt tự động áp dụng đối với các quốc gia không đáp ứng được quy định thâm hụt ngân sách 3%, cũng như quy định cân bằng ngân sách trong toàn Eurozone./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)