Bất chấp những lo ngại tiếp tục gia tăng về tình hình tài chính của Tây Ban Nha, đồng euro vẫn lên giá so với cả đồng USD và yen Nhật trong phiên 6/6 trên thị trường châu Á, khi giới kinh doanh trông chờ cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các biện pháp nới lỏng định lượng có thể sẽ được chính phủ nhiều nước đưa ra.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, 1 euro đổi được 1,2507 USD và 98,72 yen, cao hơn các mức tương ứng 1,2450 USD và 98,03 yen đêm trước tại New York. Đồng USD cũng tăng giá so với yen, từ 78,72 yen lên 78,92 yên đổi 1 USD.
Các quan chức tài chính hàng đầu châu Âu ngày 5/6 đã cam kết nhanh chóng ứng phó với khủng hoảng nợ công leo thang trong khu vực, trong bối cảnh Madrid đã phải lên tiếng xin cứu trợ để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và tránh rơi vào cảnh vỡ nợ.
Tuy nhiên, tác động của vấn đề Tây Ban Nha đối với đồng euro bị hạn chế.
Theo nhà phân tích Hiromichi Shirakawa thuộc Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, việc Hội nghị G7 vừa kết thúc với không có một thỏa thuận chung cụ thể nào cho thấy tình hình hiện nay tại châu Âu chưa đến mức khẩn cấp và các nhà lãnh đạo G7 cũng chưa nghĩ rằng sự ra đi của Hy Lạp hay sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng tại Tây Ban Nha sẽ xảy ra.
Giới kinh doanh và đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của ECB vào cuối ngày 6/6 (theo giờ châu Âu) và nếu ECB thông báo về các biện pháp nới lỏng định lượng, thì đồng euro sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn.
Trong phiên này, đồng dola Australia (AUD) đã tăng giá so với đồng USD lên 98,52 xu Mỹ đổi 1 AUD, sau khi có số liệu chính thức cho thấy kinh tế Australia đã tăng trưởng 1,3% trong quý đầu năm nay, cao gấp đôi dự kiến, cùng với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đều đi lên./.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, 1 euro đổi được 1,2507 USD và 98,72 yen, cao hơn các mức tương ứng 1,2450 USD và 98,03 yen đêm trước tại New York. Đồng USD cũng tăng giá so với yen, từ 78,72 yen lên 78,92 yên đổi 1 USD.
Các quan chức tài chính hàng đầu châu Âu ngày 5/6 đã cam kết nhanh chóng ứng phó với khủng hoảng nợ công leo thang trong khu vực, trong bối cảnh Madrid đã phải lên tiếng xin cứu trợ để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và tránh rơi vào cảnh vỡ nợ.
Tuy nhiên, tác động của vấn đề Tây Ban Nha đối với đồng euro bị hạn chế.
Theo nhà phân tích Hiromichi Shirakawa thuộc Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, việc Hội nghị G7 vừa kết thúc với không có một thỏa thuận chung cụ thể nào cho thấy tình hình hiện nay tại châu Âu chưa đến mức khẩn cấp và các nhà lãnh đạo G7 cũng chưa nghĩ rằng sự ra đi của Hy Lạp hay sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng tại Tây Ban Nha sẽ xảy ra.
Giới kinh doanh và đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của ECB vào cuối ngày 6/6 (theo giờ châu Âu) và nếu ECB thông báo về các biện pháp nới lỏng định lượng, thì đồng euro sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn.
Trong phiên này, đồng dola Australia (AUD) đã tăng giá so với đồng USD lên 98,52 xu Mỹ đổi 1 AUD, sau khi có số liệu chính thức cho thấy kinh tế Australia đã tăng trưởng 1,3% trong quý đầu năm nay, cao gấp đôi dự kiến, cùng với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đều đi lên./.
Trang Nhung (TTXVN)