Ngày 4/2, các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí trên nguyên tắc về "lộ trình" giải quyết khủng hoảng nợ.
Lộ trình bao gồm việc tăng cường những nguồn cứu trợ khẩn cấp và mở rộng quy mô quỹ cứu trợ tài chính thường trực, trong khi chờ các biện pháp "cụ thể" được phê chuẩn lần cuối vào tháng Ba.
Trong những quyết định được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo 17 nước thành viên Eurozone nhất trí điều chỉnh "biện pháp ứng phó toàn cầu" đối với cuộc khủng hoảng nợ từng khiến Hy Lạp và Ireland hồi năm ngoái phải nhận các khoản cứu trợ, trong khi Bồ Đào Nha cùng nhiều nước khác cũng đứng trước nguy cơ này.
Theo Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt của các nước Eurozone dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Ba để hoàn tất những nỗ lực nhằm tránh các cuộc khủng hoảng nợ mới.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt kể trên sẽ tạo điều kiện để các nhà lãnh đạo hàn gắn những rạn nứt trong liên minh tiền tệ này, thảo luận việc tăng cường quỹ cứu trợ khẩn cấp và những chính sách kinh tế sẽ được áp dụng cho toàn liên minh.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy sẽ tham khảo ý kiến các nước thành viên nhằm bảo đảm 440 tỷ euro (600 tỷ USD) của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) có thể vay từ các thị trường cho vay để cứu trợ./.
Lộ trình bao gồm việc tăng cường những nguồn cứu trợ khẩn cấp và mở rộng quy mô quỹ cứu trợ tài chính thường trực, trong khi chờ các biện pháp "cụ thể" được phê chuẩn lần cuối vào tháng Ba.
Trong những quyết định được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo 17 nước thành viên Eurozone nhất trí điều chỉnh "biện pháp ứng phó toàn cầu" đối với cuộc khủng hoảng nợ từng khiến Hy Lạp và Ireland hồi năm ngoái phải nhận các khoản cứu trợ, trong khi Bồ Đào Nha cùng nhiều nước khác cũng đứng trước nguy cơ này.
Theo Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt của các nước Eurozone dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Ba để hoàn tất những nỗ lực nhằm tránh các cuộc khủng hoảng nợ mới.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt kể trên sẽ tạo điều kiện để các nhà lãnh đạo hàn gắn những rạn nứt trong liên minh tiền tệ này, thảo luận việc tăng cường quỹ cứu trợ khẩn cấp và những chính sách kinh tế sẽ được áp dụng cho toàn liên minh.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy sẽ tham khảo ý kiến các nước thành viên nhằm bảo đảm 440 tỷ euro (600 tỷ USD) của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) có thể vay từ các thị trường cho vay để cứu trợ./.
(TTXVN/Vietnam+)