Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài trong suốt cả năm 2013 với tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 20 triệu người, tương đương 12,2%, cao hơn mức 11,4% trong năm ngoái.
Trong dự báo kinh tế vừa mới nhất được công bố ngày 22/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo nói trên, đồng thời cho rằng sản lượng kinh tế của 17 nước thành viên khu vực đồng tiền chung này trong năm nay sẽ giảm 0,3%, sau khi đã giảm 0,6% trong năm trước đó.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc khu vực đang chìm ngập trong nợ công này sẽ có thêm hàng triệu người nữa bị mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lập kỷ lục vào cuối năm nay.
Tăng trưởng kinh tế chỉ quay lại với lục địa già vào năm 2014, với mức tăng 1,4%. Điều đáng lo ngại theo EC là tình trạng thâm hụt ngân sách của một số nước thành viên vẫn tiếp tục ở mức cao, trong khi đó hệ thống ngân hàng của Cộng hòa Síp cần tới 8,86 tỷ euro để phải tái cấp vốn.
EC cho rằng nợ công của Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, sẽ tồi hơn mức dự báo, chiếm tới 3,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2013 và 3,9% GDP trong năm tiếp theo.
Trước đó, Pháp cam kết sẽ nỗ lực đưa thâm hụt ngân sách về mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) và kỳ vọng rằng kết thúc năm nay thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 3,5%.
Tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng tiếp tục kéo dài tại nhiều nước thành viên khác, trong đó có Tây Ban Nha, quốc gia dưới sự chèo lái của Thủ tướng Mariano Rajoy đã tránh được nguy cơ phá sản trong năm 2012, song mức thâm hụt ngân sách lên tới 10,2% và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Trong toàn bộ 27 nước thành viên EU chỉ có Ba Lan và Anh sẽ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong năm nay và 1,6% vào năm 2014. Hai quốc gia không tham gia Eurozone này cũng đối phó với tình trạng thất nghiệp thấp hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày tại Brussels (Bỉ) Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Olli Rehn nhấn mạnh rằng "chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc cải cách và tránh đánh mất xung lượng cần thiết." Theo ông Rehn, việc tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là kết quả tự nhiên của "quá trình tái cân bằng nền kinh tế châu Âu" hiện nay./.
Trong dự báo kinh tế vừa mới nhất được công bố ngày 22/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo nói trên, đồng thời cho rằng sản lượng kinh tế của 17 nước thành viên khu vực đồng tiền chung này trong năm nay sẽ giảm 0,3%, sau khi đã giảm 0,6% trong năm trước đó.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc khu vực đang chìm ngập trong nợ công này sẽ có thêm hàng triệu người nữa bị mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lập kỷ lục vào cuối năm nay.
Tăng trưởng kinh tế chỉ quay lại với lục địa già vào năm 2014, với mức tăng 1,4%. Điều đáng lo ngại theo EC là tình trạng thâm hụt ngân sách của một số nước thành viên vẫn tiếp tục ở mức cao, trong khi đó hệ thống ngân hàng của Cộng hòa Síp cần tới 8,86 tỷ euro để phải tái cấp vốn.
EC cho rằng nợ công của Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, sẽ tồi hơn mức dự báo, chiếm tới 3,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2013 và 3,9% GDP trong năm tiếp theo.
Trước đó, Pháp cam kết sẽ nỗ lực đưa thâm hụt ngân sách về mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) và kỳ vọng rằng kết thúc năm nay thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 3,5%.
Tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng tiếp tục kéo dài tại nhiều nước thành viên khác, trong đó có Tây Ban Nha, quốc gia dưới sự chèo lái của Thủ tướng Mariano Rajoy đã tránh được nguy cơ phá sản trong năm 2012, song mức thâm hụt ngân sách lên tới 10,2% và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Trong toàn bộ 27 nước thành viên EU chỉ có Ba Lan và Anh sẽ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong năm nay và 1,6% vào năm 2014. Hai quốc gia không tham gia Eurozone này cũng đối phó với tình trạng thất nghiệp thấp hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày tại Brussels (Bỉ) Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Olli Rehn nhấn mạnh rằng "chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc cải cách và tránh đánh mất xung lượng cần thiết." Theo ông Rehn, việc tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là kết quả tự nhiên của "quá trình tái cân bằng nền kinh tế châu Âu" hiện nay./.
(TTXVN)