Số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố ngày 1/7 cho thấy khủng hoảng kinh tế ở Nam Âu có phần dịu bớt, các nền kinh tế ở Đông và Trung Âu dường như có sự chuyển biến tích cực hơn.
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn ở mức cao kỷ lục 12,1% trong tháng 5.
Trong khi thị trường lao động vẫn là điểm yếu, các lĩnh vực khác của Eurozone như lĩnh vực chế tạo tiếp tục phát đi tín hiệu khả quan hơn trong tháng 6.
Chỉ số quản lý sức mua tổng hợp của Eurozone do hãng Markit thực hiện trong tháng 6 đã tăng lên 48,8, mức cao nhất trong 16 tháng trở lại đây, so với 48,3 trong tháng 5. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) được đánh giá là chỉ số tin cậy cho thấy các hoạt động trong tương lai.
Kinh tế Ireland và Tây Ban Nha có chiều hướng cải thiện, trong khi mức độ suy giảm ở Áo, Pháp, Hy Lạp, Italy và Hà Lan đã dịu lại.
Nhà kinh tế Christian Schulz thuộc ngân hàng Berenberg Bank cho rằng theo chiều hướng hiện nay, các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng đang tiến gần tới giai đoạn cuối của suy thoái kinh tế.
PMI trong lĩnh vực chế tạo của Tây Ban Nha đã không còn ở dưới ngưỡng 50 (50 là ngưỡng phân định ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm) lần đầu tiên kể từ tháng 4/2011, trong khi Italy đang bám sát Tây Ban Nha. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nợ Eurozone lên mức đỉnh điểm hồi năm 2011, PMI của Italy và Tây Ban Nha hiện cao hơn cả Đức.
Nhà kinh tế chuyên về các thị trường mới nổi William Jackson thuộc Capital Economics có trụ sở tại London cho hay một loạt PMI của nhiều nước Trung Âu được công bố trong thời gian gần đây đã mang lại cảm nhận rằng tình hình kinh tế trong khu vực đang cải thiện.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia lưu ý Eurozone vẫn cần thận trọng với tình hình lạm phát và việc làm. Tỷ lệ lạm phát ở Eurozone trong tháng 6 tăng lên 1,6% so với 1,4% trong tháng trước đó, chủ yếu do giá năng lượng mạnh lên.
Eurostat nhận định Eurozone còn cả chặng đường dài trước khi có thể đạt được mục tiêu lạm phát xấp xỉ 2% mà ECB đã đề ra.
Theo Eurostat, trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Liên minh châu Âu (EU) không đổi ở mức 10,9% và số người châu Âu không có việc làm lên tới 26,4 triệu người. Số liệu này hầu như không mang lại tia hy vọng nào cho thấy cuộc khủng hoảng xã hội ở khu vực này sớm kết thúc.
Số liệu mới được điều chỉnh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone chạm mức cao 12,1% trong tháng 3, dịu lại mức 12% trong tháng 4 trước khi trở lại ngưỡng 12,1% trong tháng 5.
Tình hình thất nghiệp trong thời gian qua đã xấu đi đáng kể so với một năm trước đây, thời điểm tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone ở mức 11,3% và ở EU là 10,4%.
Thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên đang là thách thức không nhỏ đối với khu vực này. Tình trạng thất nghiệp ở những người có độ tuổi dưới 25 khá ảm đạm, với tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone và trên toàn EU trong tháng 5 lên tới lần lượt 23,8% và 23%, so với 23% và 22,8% hồi tháng 5/2012.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ) tuần qua, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí chi 8 tỷ euro (10,4 tỷ USD) triển khai các chương trình đối phó với tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nguy cơ châu Âu có thể "đánh mất" cả một thế hệ./.
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn ở mức cao kỷ lục 12,1% trong tháng 5.
Trong khi thị trường lao động vẫn là điểm yếu, các lĩnh vực khác của Eurozone như lĩnh vực chế tạo tiếp tục phát đi tín hiệu khả quan hơn trong tháng 6.
Chỉ số quản lý sức mua tổng hợp của Eurozone do hãng Markit thực hiện trong tháng 6 đã tăng lên 48,8, mức cao nhất trong 16 tháng trở lại đây, so với 48,3 trong tháng 5. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) được đánh giá là chỉ số tin cậy cho thấy các hoạt động trong tương lai.
Kinh tế Ireland và Tây Ban Nha có chiều hướng cải thiện, trong khi mức độ suy giảm ở Áo, Pháp, Hy Lạp, Italy và Hà Lan đã dịu lại.
Nhà kinh tế Christian Schulz thuộc ngân hàng Berenberg Bank cho rằng theo chiều hướng hiện nay, các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng đang tiến gần tới giai đoạn cuối của suy thoái kinh tế.
PMI trong lĩnh vực chế tạo của Tây Ban Nha đã không còn ở dưới ngưỡng 50 (50 là ngưỡng phân định ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm) lần đầu tiên kể từ tháng 4/2011, trong khi Italy đang bám sát Tây Ban Nha. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nợ Eurozone lên mức đỉnh điểm hồi năm 2011, PMI của Italy và Tây Ban Nha hiện cao hơn cả Đức.
Nhà kinh tế chuyên về các thị trường mới nổi William Jackson thuộc Capital Economics có trụ sở tại London cho hay một loạt PMI của nhiều nước Trung Âu được công bố trong thời gian gần đây đã mang lại cảm nhận rằng tình hình kinh tế trong khu vực đang cải thiện.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia lưu ý Eurozone vẫn cần thận trọng với tình hình lạm phát và việc làm. Tỷ lệ lạm phát ở Eurozone trong tháng 6 tăng lên 1,6% so với 1,4% trong tháng trước đó, chủ yếu do giá năng lượng mạnh lên.
Eurostat nhận định Eurozone còn cả chặng đường dài trước khi có thể đạt được mục tiêu lạm phát xấp xỉ 2% mà ECB đã đề ra.
Theo Eurostat, trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Liên minh châu Âu (EU) không đổi ở mức 10,9% và số người châu Âu không có việc làm lên tới 26,4 triệu người. Số liệu này hầu như không mang lại tia hy vọng nào cho thấy cuộc khủng hoảng xã hội ở khu vực này sớm kết thúc.
Số liệu mới được điều chỉnh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone chạm mức cao 12,1% trong tháng 3, dịu lại mức 12% trong tháng 4 trước khi trở lại ngưỡng 12,1% trong tháng 5.
Tình hình thất nghiệp trong thời gian qua đã xấu đi đáng kể so với một năm trước đây, thời điểm tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone ở mức 11,3% và ở EU là 10,4%.
Thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên đang là thách thức không nhỏ đối với khu vực này. Tình trạng thất nghiệp ở những người có độ tuổi dưới 25 khá ảm đạm, với tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone và trên toàn EU trong tháng 5 lên tới lần lượt 23,8% và 23%, so với 23% và 22,8% hồi tháng 5/2012.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ) tuần qua, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí chi 8 tỷ euro (10,4 tỷ USD) triển khai các chương trình đối phó với tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nguy cơ châu Âu có thể "đánh mất" cả một thế hệ./.
Như Mai (TTXVN)