Cuộc họp Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Euro (Eurogroup) diễn ra ngày 9/7, khi các nước thành viên đứng trước sức ép phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 28-29/6 vừa qua, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã hoan nghênh Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua đã tạo được bước đột phá với việc hội nghị đồng ý cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha vay tiền, nhất trí trên nguyên tắc việc thành lập cơ quan giám sát ngành ngân hàng Khu vực đồng euro (Eurozone) và cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ euro (620 tỷ USD) bơm vốn trực tiếp cho các ngân hàng (với điều kiện ngặt nghèo), một khi cơ quan giám sát chung được thành lập.
Tuy nhiên, sau phản ứng tích cực ban đầu, các nhà đầu tư đã thay đổi trạng thái và đẩy chi phí đi vay dài hạn trở lại mức nguy hiểm khoảng 7% - ngưỡng lãi suất đã từng buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhận các gói cứu trợ của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, cuối tuần qua nói rằng châu Âu phải hoàn tất các thỏa thuận trên càng nhanh càng tốt, trong khi Bộ trưởng Tài chính Pháp, Pierre Moscovici, nói rằng cuộc họp đầu tuần này sẽ biến các quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua thành hành động.
Thủ tướng Italy, Mario Monti, ngày 8/7 mô tả những thỏa thuận đột phá tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua chỉ được thực hiện sau khi Đức nhượng bộ đáng kể.
Trong khi đó, Hy Lạp muốn có thêm thời gian để thực hiện các cam kết mà nước này đã đưa ra khi nhận gói cứu trợ của EU và IMF. Tuy đã chấp nhận các điều khoản khá cứng rắn, nhưng Hy Lạp muốn có sự buông lỏng đôi chút để giảm bớt sức ép lên nền kinh tế đang chìm trong suy thoái năm thứ năm liên tiếp này.
Tại Brussels, Bỉ, một quan chức EU nói rằng Hy Lạp sẽ không nhận được gói viện trợ tiếp theo cho đến khi Eurogroup xét thấy chương trình này đã trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, dự kiến sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước tháng 8/2012.
Quan chức này cho hay cuộc họp ngày 9/7 sẽ là cơ hội đầu tiên để các thành viên Eurozone trao đổi quan điểm về các dự định của Chính phủ Hy Lạp.
Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, cuối tuần qua cảnh báo kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, do châu Âu hành động chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở châu lục này.
Bà Lagarde nói rằng Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua đạt được nhiều tiến bộ, song theo quan điểm của IMF, các nước thành viên cần hành động nhiều hơn nữa để thực sự hoàn tất "công trình kiến tạo" Eurozone; đó là một liên minh tiền tệ, liên minh ngân hàng tiếp theo sau liên minh tài chính.
Trong cuộc họp ngày 9/7, các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng sẽ thảo luận ứng cử viên sẽ thay ông Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Luxembourg, trong vai trò Chủ tịch Eurogroup sau khi ông Juncker miễn nhiệm vào ngày 17/7 tới./.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã hoan nghênh Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua đã tạo được bước đột phá với việc hội nghị đồng ý cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha vay tiền, nhất trí trên nguyên tắc việc thành lập cơ quan giám sát ngành ngân hàng Khu vực đồng euro (Eurozone) và cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ euro (620 tỷ USD) bơm vốn trực tiếp cho các ngân hàng (với điều kiện ngặt nghèo), một khi cơ quan giám sát chung được thành lập.
Tuy nhiên, sau phản ứng tích cực ban đầu, các nhà đầu tư đã thay đổi trạng thái và đẩy chi phí đi vay dài hạn trở lại mức nguy hiểm khoảng 7% - ngưỡng lãi suất đã từng buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhận các gói cứu trợ của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, cuối tuần qua nói rằng châu Âu phải hoàn tất các thỏa thuận trên càng nhanh càng tốt, trong khi Bộ trưởng Tài chính Pháp, Pierre Moscovici, nói rằng cuộc họp đầu tuần này sẽ biến các quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua thành hành động.
Thủ tướng Italy, Mario Monti, ngày 8/7 mô tả những thỏa thuận đột phá tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua chỉ được thực hiện sau khi Đức nhượng bộ đáng kể.
Trong khi đó, Hy Lạp muốn có thêm thời gian để thực hiện các cam kết mà nước này đã đưa ra khi nhận gói cứu trợ của EU và IMF. Tuy đã chấp nhận các điều khoản khá cứng rắn, nhưng Hy Lạp muốn có sự buông lỏng đôi chút để giảm bớt sức ép lên nền kinh tế đang chìm trong suy thoái năm thứ năm liên tiếp này.
Tại Brussels, Bỉ, một quan chức EU nói rằng Hy Lạp sẽ không nhận được gói viện trợ tiếp theo cho đến khi Eurogroup xét thấy chương trình này đã trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, dự kiến sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước tháng 8/2012.
Quan chức này cho hay cuộc họp ngày 9/7 sẽ là cơ hội đầu tiên để các thành viên Eurozone trao đổi quan điểm về các dự định của Chính phủ Hy Lạp.
Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, cuối tuần qua cảnh báo kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, do châu Âu hành động chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở châu lục này.
Bà Lagarde nói rằng Hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua đạt được nhiều tiến bộ, song theo quan điểm của IMF, các nước thành viên cần hành động nhiều hơn nữa để thực sự hoàn tất "công trình kiến tạo" Eurozone; đó là một liên minh tiền tệ, liên minh ngân hàng tiếp theo sau liên minh tài chính.
Trong cuộc họp ngày 9/7, các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng sẽ thảo luận ứng cử viên sẽ thay ông Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Luxembourg, trong vai trò Chủ tịch Eurogroup sau khi ông Juncker miễn nhiệm vào ngày 17/7 tới./.
Như Mai (TTXVN)