Khoản tiền trên chủ yếu được sử dụng để tái cấp vốn cho các ngân hàng cónguy cơ sụp đổ do kế hoạch cơ cấu lại nợ công ở Hy Lạp hồi năm ngoái.
Theo thỏa thuận, IMF sẽ đóng góp 1 tỷ euro dưới dạng các khoản cho vay.Đổi lại, Chính phủ Síp phải thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa mộtsố tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty trên danh nghĩa thêm2,5% lên 12,5%, áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửitrên 100.000 euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi thấp hơn tại các ngân hàngcủa nước này.
Síp cũng sẽ đánh thuế đối với lãi suất tiền gửi do IMF gợi ý người gửitiền nên chịu một phần chi phí cứu trợ.
Khoản cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp thấp hơn mức đề xuất 17 tỷ euro mànước này đưa ra hồi năm ngoái với lý do cần 10 tỷ để tái cấp vốn cho hệ thốngngân hàng và 7 tỷ để thanh toán nợ và vận hành các hoạt động của chính phủ.
Tuy nhiên, mức vay này có thể đẩy "gánh" nợ của Cộng hòa Síp lên mức caokhông thể chịu đựng được và dẫn đến những nghi ngại về khả năng hoàn trả củanước này.
Các nhà hoạch định chính sách trong nhiều tháng qua đã tìm cách giảm sốtiền mà Cộng hòa Síp phải vay mượn thông qua các biện pháp tăng thuế nói trên,được xem là có thể giúp tăng thu nhập của Síp, hạn chế phần vay cần thiết từ Khuvực đồng euro nhằm duy trì nợ công ở mức có thể chịu đựng được.
Ngoài nguồn vay từ EU và IMF, Cộng hòa Síp còn có thể trông chờ vào chươngtrình vay mượn từ Nga, lên tới 2,5 tỷ euro, và đã được gia hạn thêm 5 năm chođến năm 2021.
Tháng Sáu vừa qua, Cộng hòa Síp chính thức xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minhchâu Âu (EU) và IMF. Nếu không được cứu trợ khẩn cấp, Síp sẽ rơi vào tình trạngvỡ nợ và có nguy cơ làm tiêu tan lòng tin của thị trường vào khu vực tài chínhcông của Eurozone.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán cứu trợ gặp khó khăn do tiến trình bầu cửtổng thống ở Cộng hòa Síp kéo dài và cựu Tổng thống Demetris Christofias phảnđối yêu cầu của EU buộc Síp tư nhân hóa các công ty nhà nước làm ăn có lãi.
Trong khi đó, ngày 15/3, nhóm "Bộ ba" tham gia cứu trợ Bồ Đào Nha - gồm Ủyban châu Âu (EC), ECB và IMF - đã cho phép Bồ Đào Nha kéo dài thêm một năm thờihạn đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% GDPtheo quy định của EU.
Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar cho biết theo quyết định trên,Bồ Đào Nha sẽ phải đưa thâm hụt ngân sách nhà nước từ mức 6,6% năm 2012 theo ướctính của EU xuống còn 5,5% năm 2013, 4,0% năm 2014 và 2,5% trong năm tiếp theo.
Ông Gaspar nhấn mạnh Bồ Đào Nha cần có thêm thời gian để cắt giảm thâm hụtngân sách do kinh tế suy yếu khiến tăng trưởng GDP của nước này có thể giảm 2,3%trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo 1,0% trước đó.
Nhóm "Bộ ba" cũng đã "bật đèn xanh" cho việc giải ngân phần cứu trợ thứ 8trong gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (102 tỷ USD) mà nhóm này nhất trí dành choBồ Đào Nha hồi tháng 5/2011.
Thông báo chung của nhóm nói rõ tiến trình cải cách ở Bồ Đào Nha về cơ bảnvẫn đi đúng hướng bất chấp điều kiện kinh tế khó khăn. Bồ Đào Nha cũng đã đápứng mục tiêu giảm thâm hụt tài chính tính đến cuối năm 2012 và duy trì được sựổn định trong khu vực tài chính./.