Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Trung Quốc trong năm tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, nhờ vốn đầu tư từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng mạnh.
Trong năm tháng đầu năm 2013, vốn FDI của EU vào Trung Quốc tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, trong khi số FDI của Mỹ rót vào nước này tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD.
Vốn đầu tư của EU vào Trung Quốc tăng trong bối cảnh Brussels và Bắc Kinh đang vướng vào một loạt vụ tranh chấp thương mại, từ ống thép đến pin năng lượng Mặt trời, làm dấy lên những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa những cường quốc kinh tế.
Hồi đầu tháng 5/2013, Trung Quốc cho biết sẽ giải quyết một cách thích hợp với quyết định kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Bắc Kinh áp thuế đối với một số sản phẩm thép của khối này.
Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu và hoá chất nhập khẩu từ EU, trong lúc khối này đánh thuế đối với pin năng lượng Mặt Trời do Trung Quốc sản xuất và đe dọa sẽ mở một cuộc điều tra đối với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông chủ chốt của nước này.
Một phần lớn vốn FDI đổ vào Trung Quốc đến từ một nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á bao gồm Đặc khu hành chính Hong Kong, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.
Vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế này đổ vào Trung Quốc trong năm tháng đầu năm 2013 đạt 40,9 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2013.
FDI chảy vào Trung Quốc trong năm 2012 giảm lần đầu tiên trong ba năm qua, do những bất ổn kinh tế trên thế giới mà nổi bật là khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và căng thẳng địa chính trị trong khu vực.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 7,8% năm 2012, mức tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm qua, trong bối cảnh nước này phải đối mặt với sự yếu kém ở thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài chủ chốt.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết vốn đầu tư trong năm tháng đầu năm 2013 của nước này vào Hong Kong, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, EU, Australia, Mỹ, Nga và Nhật Bản đạt 26,9 tỷ USD tổng cộng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm tới 78% tổng vốn đầu tư ra thị trường nước ngoài của Trung Quốc./.
Trong năm tháng đầu năm 2013, vốn FDI của EU vào Trung Quốc tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, trong khi số FDI của Mỹ rót vào nước này tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD.
Vốn đầu tư của EU vào Trung Quốc tăng trong bối cảnh Brussels và Bắc Kinh đang vướng vào một loạt vụ tranh chấp thương mại, từ ống thép đến pin năng lượng Mặt trời, làm dấy lên những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa những cường quốc kinh tế.
Hồi đầu tháng 5/2013, Trung Quốc cho biết sẽ giải quyết một cách thích hợp với quyết định kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Bắc Kinh áp thuế đối với một số sản phẩm thép của khối này.
Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu và hoá chất nhập khẩu từ EU, trong lúc khối này đánh thuế đối với pin năng lượng Mặt Trời do Trung Quốc sản xuất và đe dọa sẽ mở một cuộc điều tra đối với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông chủ chốt của nước này.
Một phần lớn vốn FDI đổ vào Trung Quốc đến từ một nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á bao gồm Đặc khu hành chính Hong Kong, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.
Vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế này đổ vào Trung Quốc trong năm tháng đầu năm 2013 đạt 40,9 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2013.
FDI chảy vào Trung Quốc trong năm 2012 giảm lần đầu tiên trong ba năm qua, do những bất ổn kinh tế trên thế giới mà nổi bật là khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và căng thẳng địa chính trị trong khu vực.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 7,8% năm 2012, mức tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm qua, trong bối cảnh nước này phải đối mặt với sự yếu kém ở thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài chủ chốt.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết vốn đầu tư trong năm tháng đầu năm 2013 của nước này vào Hong Kong, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, EU, Australia, Mỹ, Nga và Nhật Bản đạt 26,9 tỷ USD tổng cộng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm tới 78% tổng vốn đầu tư ra thị trường nước ngoài của Trung Quốc./.
Anh Quân (TTXVN)