Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục hiện nay là cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi còn khá mong manh của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Phát biểu này được ông Dennis Lockhart, Chủ tịch FED tại khu vực Atlanta đưa ra ngày 31/3. Tuy nhiên, quan chức này cũng lưu ý rằng FED có thể bắt đầu tăng lãi suất trước khi tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.
Trong thời gian qua, để chống chọi với khủng hoảng tài chính (bùng nổ từ cuối năm 2007), FED đã áp dụng mức lãi suất cơ bản thấp kỷ lục từ 0-0,25%, đồng thời tiến hành mua các khoản nợ cầm cố và trái phiếu chính phủ với tổng trị giá hơn 1.700 tỷ USD.
Chủ tịch Lockhart khẳng định FED đã đúng khi cam kết duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục trong một khoảng thời gian kéo dài, tuy nhiên điều này không có nghĩa là có một khoảng thời gian cụ thể.
Nhiều nhà phân tích cho rằng khoảng thời gian mà ngân hàng trung ương đề cập là sáu tháng.
Trước đó, Chủ tịch FED Ben Bernanke ngày 26/3 cũng tuyên bố rằng việc thể chế này quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục "thêm một thời gian nữa" không có nghĩa là thêm một vài tháng cụ thể nữa mà thời gian đó phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Nếu nền kinh tế phục hồi mạnh hơn dự đoán thì FED sẽ có phản ứng thích hợp và tăng lãi suất.
Liên quan vấn đề việc làm, Chủ tịch Lockhart cho rằng thị trường lao động đang đi đúng hướng và với tỷ lệ thất nghiệp ở mức gần hai con số thì việc FED cam kết giữ nguyên lãi suất ngân hàng cơ bản ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa là giải pháp phù hợp.
Trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 của thế kỷ trước, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn, với tỷ lệ tăng trưởng đạt gần 3% trong ba tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức cao - khoảng 9,7%.
FED và giới phân tích dự đoán rằng tỷ lệ này sẽ tiếp tục ở mức cao trong vòng hai năm tới do tốc độ phục hồi kinh tế vẫn chưa đủ mạnh.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ít nhất phải đến giữa thập kỷ này thì tình hình thị trường việc làm ở Mỹ mới trở lại bình thường, tức là tỷ lệ thất nghiệp sẽ dao động ở mức từ 5,5-6%, đồng thời Mỹ cũng sẽ mất nhiều năm để có thể phục hồi 8,4 triệu việc làm bị mất do tác động của cơn suy thoái vừa qua.
Theo số liệu mới nhất của Công ty xử lý số liệu tự động công bố ngày 31/3, trong tháng qua, khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ cắt giảm 23.000 việc làm, giảm 1.000 việc làm so với tháng trước đó. Đây là mức cắt giảm thấp nhất kể từ thời điểm Mỹ bắt đầu rơi vào suy thoái kinh tế./.
Phát biểu này được ông Dennis Lockhart, Chủ tịch FED tại khu vực Atlanta đưa ra ngày 31/3. Tuy nhiên, quan chức này cũng lưu ý rằng FED có thể bắt đầu tăng lãi suất trước khi tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.
Trong thời gian qua, để chống chọi với khủng hoảng tài chính (bùng nổ từ cuối năm 2007), FED đã áp dụng mức lãi suất cơ bản thấp kỷ lục từ 0-0,25%, đồng thời tiến hành mua các khoản nợ cầm cố và trái phiếu chính phủ với tổng trị giá hơn 1.700 tỷ USD.
Chủ tịch Lockhart khẳng định FED đã đúng khi cam kết duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục trong một khoảng thời gian kéo dài, tuy nhiên điều này không có nghĩa là có một khoảng thời gian cụ thể.
Nhiều nhà phân tích cho rằng khoảng thời gian mà ngân hàng trung ương đề cập là sáu tháng.
Trước đó, Chủ tịch FED Ben Bernanke ngày 26/3 cũng tuyên bố rằng việc thể chế này quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục "thêm một thời gian nữa" không có nghĩa là thêm một vài tháng cụ thể nữa mà thời gian đó phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Nếu nền kinh tế phục hồi mạnh hơn dự đoán thì FED sẽ có phản ứng thích hợp và tăng lãi suất.
Liên quan vấn đề việc làm, Chủ tịch Lockhart cho rằng thị trường lao động đang đi đúng hướng và với tỷ lệ thất nghiệp ở mức gần hai con số thì việc FED cam kết giữ nguyên lãi suất ngân hàng cơ bản ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa là giải pháp phù hợp.
Trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 của thế kỷ trước, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn, với tỷ lệ tăng trưởng đạt gần 3% trong ba tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn ở mức cao - khoảng 9,7%.
FED và giới phân tích dự đoán rằng tỷ lệ này sẽ tiếp tục ở mức cao trong vòng hai năm tới do tốc độ phục hồi kinh tế vẫn chưa đủ mạnh.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ít nhất phải đến giữa thập kỷ này thì tình hình thị trường việc làm ở Mỹ mới trở lại bình thường, tức là tỷ lệ thất nghiệp sẽ dao động ở mức từ 5,5-6%, đồng thời Mỹ cũng sẽ mất nhiều năm để có thể phục hồi 8,4 triệu việc làm bị mất do tác động của cơn suy thoái vừa qua.
Theo số liệu mới nhất của Công ty xử lý số liệu tự động công bố ngày 31/3, trong tháng qua, khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ cắt giảm 23.000 việc làm, giảm 1.000 việc làm so với tháng trước đó. Đây là mức cắt giảm thấp nhất kể từ thời điểm Mỹ bắt đầu rơi vào suy thoái kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)