Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 3-4/11, dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, tại thành phố Cannes, cách thủ đô Paris hơn 900km về phía Nam.
Hội nghị diễn ra với hy vọng lãnh đạo các nước G20 sẽ đạt được những thỏa thuận chung trong một số vấn đề kinh tế, đặc biệt là tìm ra giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đang tác động xấu tới sự bình ổn của nền kinh tế thế giới.
Tại G20, các nước tham dự sẽ tập trung thảo luận sáu vấn đề quan trọng, mang tính toàn cầu bao gồm khôi phục sự tăng trưởng; cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế; cải cách sự lãnh đạo thế giới; đấu tranh chống lại sự gia tăng đột biến về giá cả nông nghiệp thực phẩm; điều chỉnh thị trưởng tài chính; và tăng cường hỗ trợ tài chính đối với sự phát triển.
Về nội dung này, theo Ngân hàng Thế giới (WB), một ưu tiên mới sẽ dành cho cuộc chiến chống lại sự đói nghèo được đặt ra với bốn nội dung lớn, cũng được xem là bốn thách thức cần giải quyết.
Đó là củng cố các cơ sở hạ tầng; tăng cường đầu tư cho châu Phi, chí ít là có thể đảm bảo 50% nhu cầu hàng năm của châu lục này, ước tính khoảng 93 tỷ USD; củng cố an ninh lương thực, mà mấu chốt là tăng sản xuất nông nghiệp lên 70% vào năm 2050 nhằm đảm bảo nhu cầu cho khoảng 9 triệu người và mở rộng bảo trợ xã hội (hiện tại mới có khoảng 20% dân số trên thế giới được hưởng loại dịch vụ này).
Trên thực tế, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn sử dụng hội nghị G20 để huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu, trong đó có cả khả năng đóng góp tài chính của những nước có khoản dự trữ ngoại tệ lớn như Trung Quốc, Brazil
và Hàn Quốc.
Giờ đây, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức phải vật lộn để duy trì lòng tin vào một chương trình đã vấp phải sự "soi mói" của các thị trường tài chính vì thiếu chi tiết.
Ngày 1/11, ông Sarkozy và bà Merkel đã thảo luận tình hình Hy Lạp và ra một tuyên bố chung cho rằng kế hoạch cứu trợ đang ngày càng trở nên cần thiết hơn. Tuy nhiên, một số người cho rằng sẽ là sai lầm nếu hy vọng quá nhiều vào hội nghị lần này.
G20 vẫn có thể tiến hành những bước cụ thể để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế. Uri Dadush, một nhà kinh tế khác của Carnegie nói rằng G20 có thể cam kết thúc đẩy sức mạnh tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để thuyết phục các thị trường rằng các nền kinh tế lớn như Italy sẽ không được phép sụp đổ./.
Hội nghị diễn ra với hy vọng lãnh đạo các nước G20 sẽ đạt được những thỏa thuận chung trong một số vấn đề kinh tế, đặc biệt là tìm ra giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đang tác động xấu tới sự bình ổn của nền kinh tế thế giới.
Tại G20, các nước tham dự sẽ tập trung thảo luận sáu vấn đề quan trọng, mang tính toàn cầu bao gồm khôi phục sự tăng trưởng; cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế; cải cách sự lãnh đạo thế giới; đấu tranh chống lại sự gia tăng đột biến về giá cả nông nghiệp thực phẩm; điều chỉnh thị trưởng tài chính; và tăng cường hỗ trợ tài chính đối với sự phát triển.
Về nội dung này, theo Ngân hàng Thế giới (WB), một ưu tiên mới sẽ dành cho cuộc chiến chống lại sự đói nghèo được đặt ra với bốn nội dung lớn, cũng được xem là bốn thách thức cần giải quyết.
Đó là củng cố các cơ sở hạ tầng; tăng cường đầu tư cho châu Phi, chí ít là có thể đảm bảo 50% nhu cầu hàng năm của châu lục này, ước tính khoảng 93 tỷ USD; củng cố an ninh lương thực, mà mấu chốt là tăng sản xuất nông nghiệp lên 70% vào năm 2050 nhằm đảm bảo nhu cầu cho khoảng 9 triệu người và mở rộng bảo trợ xã hội (hiện tại mới có khoảng 20% dân số trên thế giới được hưởng loại dịch vụ này).
Trên thực tế, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn sử dụng hội nghị G20 để huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu, trong đó có cả khả năng đóng góp tài chính của những nước có khoản dự trữ ngoại tệ lớn như Trung Quốc, Brazil
và Hàn Quốc.
Giờ đây, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức phải vật lộn để duy trì lòng tin vào một chương trình đã vấp phải sự "soi mói" của các thị trường tài chính vì thiếu chi tiết.
Ngày 1/11, ông Sarkozy và bà Merkel đã thảo luận tình hình Hy Lạp và ra một tuyên bố chung cho rằng kế hoạch cứu trợ đang ngày càng trở nên cần thiết hơn. Tuy nhiên, một số người cho rằng sẽ là sai lầm nếu hy vọng quá nhiều vào hội nghị lần này.
G20 vẫn có thể tiến hành những bước cụ thể để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế. Uri Dadush, một nhà kinh tế khác của Carnegie nói rằng G20 có thể cam kết thúc đẩy sức mạnh tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để thuyết phục các thị trường rằng các nền kinh tế lớn như Italy sẽ không được phép sụp đổ./.
Lê Hà-Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+)