Sản xuất lương thực của các nước Đông Nam Á trong sáu tháng đầu năm nay tăng trưởng vững chắc, sản lượng và lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo chủ yếu như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đều tăng.
Vậy yếu tố nào đẩy giá gạo thế giới tăng khá mạnh kể từ tháng Bảy, lên mức 170,7 USD/tấn tại Singapore vào ngày 14/7, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 và liệu xu hướng tăng giá này có thể kéo dài cho đến hết năm nay?
Một vấn đề khác cũng đang được quan tâm là vì sao Thái Lan, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang có phần "thất thế" trên thị trường gạo thế giới.
Yếu tố nào đẩy giá gạo lên?
Theo báo cáo phân tích thị trường của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tình hình thị trường thế giới đang diễn biến phức tạp do ảnh hưởng tâm lý từ chính sách thu mua thóc gạo với giá bảo lãnh của chính phủ mới tại Thái Lan đã làm tăng giá lúa gạo và tạo khan hiếm giả tạo tại nước này.
Nguồn cung trong nước bị kiềm chế khiến xuất khẩu gạo Thái Lan bị chậm lại và không đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ là yếu tố tác động mạnh trên thị trường gạo thế giới thời gian tới.
Sự tác động này sẽ lên đến đỉnh điểm khi vào tháng 11 tới chính phủ mới thực hiện chính sách tăng giá lúa quá cao ở mức dự kiến 850 USD/tấn đối với gạo trắng và 1.400 USD/tấn đối với gạo thơm.
Bên cạnh tác động của yếu tố chính sách và tâm lý từ Thái Lan, Mỹ cũng là nhân tố góp phần làm tăng giá, do diện tích sản xuất niên vụ 2011-2012 bị thu hẹp đến 30% và dự kiến sản lượng gạo giảm từ 1,5-2 triệu tấn, làm hạn chế nguồn cung cho thị trường thế giới. Nếu cân đối nguồn cung, tăng xuất khẩu của Ấn Độ 1 triệu tấn và của Nam Mỹ 0,5 triệu tấn cũng chỉ bù đắp được sụt giảm lượng gạo của Mỹ.
Nếu Thái Lan áp dụng chính sách can thiệp mới, có thể sẽ tăng tồn kho và giảm cung trên thị trường toàn cầu từ 1-2 triệu tấn gạo trong năm 2012. Để bù vào lượng gạo thiếu hụt này, thị trường thế giới sẽ trông chờ vào Ấn Độ tăng xuất khẩu bởi đây là quốc gia đang có lượng gạo và lúa mỳ tồn kho lớn nhất.
Sau khi cấm xuất khẩu từ năm 2007, mới đây Chính phủ Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn gạo không phải loại basmati, trong đó có loại Sona Masoori và Irri-6, trước triển vọng bội thu trong niên vụ 2011-2012.
Các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng, việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu số lượng lớn gạo có tác động tới giá gạo toàn cầu trong thời điểm phần lớn các nước sản xuất gạo đều có khả năng bội thu trong niên vụ mới. Sau khi Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo Irri- 6 đã giảm xuống mức 450 USD/tấn và có thể giảm tiếp khi vụ thu hoạch mới tới gần.
Trong khi đó, nhân tố Indonesia đã góp phần làm cân bằng thị trường gạo khi nước này sẽ phải tiếp tục nhập khẩu gạo do cần lượng gạo dự trữ tới 2 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi hạn hán đã làm giảm sản lượng tại các khu vực trồng lúa ở Javar - vùng sản xuất lúa gạo chính của đất nước “Vạn đảo” này. Sản lượng gạo của nước này dự kiến tăng 2,4% trong năm 2011, đạt 68,06 triệu tấn, tăng 1,59 triệu tấn so với năm 2010, song vẫn không hoàn thành mục tiêu tăng 5,2%. Năm nay, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu 1,5-2 triệu tấn gạo.
Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch AFA và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo từ nay tới quý 1/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu khá lớn từ Indonesia, Malaysia và Philippines.
Philippines đã tuyên bố nhập khẩu 880.000 tấn và có thể sẽ nhập nhiều hơn. Indonesia đã công bố số lượng gạo nhập khẩu là 1,6 triệu tấn, đã ký hợp đồng nhập của Việt Nam giao 500.000 tấn đến tháng 10.
Đầu tháng này, giá thóc gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao chưa từng có, bất chấp vụ Hè Thu đang trong thời kỳ thu hoạch rộ và thông báo của VFA hủy kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đúng hai tuần trước khi triển khai thực hiện theo dự định. Giá lúa gạo tăng trung bình 300-400 đồng/kg trong vòng một tuần, trong đó thóc khô loại hạt tròn và hạt dài đều tăng, đạt mức 6.500-6.600 đồng/kg và triển vọng còn tăng cao hơn nữa.
Vì sao gạo Thái Lan "thất thế"?
Chính sách thu mua thóc gạo với giá bảo lãnh của chính phủ mới của Thái Lan đang được cho là sẽ làm cho chính phủ trở thành khách hàng và nhà buôn bán gạo lớn nhất tại "xứ chùa Vàng," đồng thời làm tăng nguy cơ độc quyền. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi liệu gạo Thái có thể duy trì được khả năng cạnh tranh trong tương lai hay không khi giá gạo trắng xuất khẩu tăng từ 545-550 USD/tấn FOB hiện nay lên 840-850 USD/tấn.
Thái Lan sẽ sớm bị tụt lại sau Việt Nam, Ấn Độ và thậm chí cả Myanmar cả về giá cả lẫn khối lượng thóc gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng không thể dựa mãi vào chất lượng cao của gạo Hương nhài, do công nghệ tiên tiến có thể giúp các nước khác có khả năng sản xuất được loại gạo thơm tương tự như thế với giá thành thấp hơn.
Ngoài ra, hiện nay Thái Lan cũng rơi vào thế bất lợi về mặt dịch vụ hậu cần, khi chi phí vận chuyển một container loại 20 feet từ Thái Lan sang Mỹ là 1.700-1.800 USD, so với mức giá chỉ 1.350 USD nếu vận chuyển từ Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse dự đoán xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 50% vào năm 2012, nếu chính phủ nước này không thực hiện các biện pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác có thể tác động đến triển vọng xuất khẩu của gạo Thái là việc đồng baht tiếp tục lên giá so với đồng USD sẽ làm cho gạo nước này trở nên đắt đỏ hơn và việc Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu ít nhất 1 triệu tấn gạo.
Để duy trì thị phần, hiện nay các nhà xuất khẩu Thái Lan đang hướng tới nguồn cung cấp thóc gạo dự phòng từ Việt Nam, Campuchia hoặc Myanmar, để đề phòng trường hợp chính phủ mới ở "xứ chùa Vàng” thực hiện cam kết tăng mức giá bảo lãnh đối với gạo trắng.
Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho rằng các nhà xuất khẩu nước này không thể cạnh tranh khi chính phủ mới có kế hoạch mua thóc gạo với giá cao như vậy nên sẽ phải tìm các nguồn cung mới. Theo ông, chính sách của chính phủ sắp tới sẽ mở đường cho gạo tám thơm của Việt Nam dần thay thế gạo Hương nhài của Thái Lan trên thị trường quốc tế, khi giá loại gạo này bị đẩy lên 1.400 USD/tấn, cao hơn cả giá gạo basmati (Ấn Độ), hiện đang là loại gạo đắt nhất thế giới.
Trong khi đó, gạo tám thơm của Việt Nam gần đây đã nắm giữ khoảng 20% thị phần tại Singapore và chiếm 35% thị phần tại Hong Kong, nơi gạo Hương Nhài của Thái Lan thường chiếm tới 80%. Ông Charoen nhận xét chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện, trong khi chỉ có giá chào bán trung bình là 650 USD/tấn, thấp hơn khoảng 400-500 USD/tấn so với gạo Hương nhài và 150-200 USD/tấn so với gạo Pathum Thani của Thái Lan.
Thái Lan xuất khẩu ra thị trường quốc tế khoảng 8-10 tấn gạo mỗi năm. Tổng sản lượng thóc hàng năm của nước này đạt trung bình 30 triệu tấn, tương đương khoảng 20-21 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng 58,3%, lên 6,3 triệu tấn trong nửa đầu của năm nay, tạo đà cho nước này có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong cả năm, so với mức 8,5 triệu tấn năm 2010.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan, có thể vượt mục tiêu 7,4 triệu tấn trong năm nay, khi sản lượng tăng và các nhà xuất khẩu nhắm tới các thị trường mới như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh. Cho tới khi tình hình chính trị ở Thái Lan được ổn định, Việt Nam vẫn đang có được những lợi thế nhất định tại một số thị trường./.
Vậy yếu tố nào đẩy giá gạo thế giới tăng khá mạnh kể từ tháng Bảy, lên mức 170,7 USD/tấn tại Singapore vào ngày 14/7, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 và liệu xu hướng tăng giá này có thể kéo dài cho đến hết năm nay?
Một vấn đề khác cũng đang được quan tâm là vì sao Thái Lan, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang có phần "thất thế" trên thị trường gạo thế giới.
Yếu tố nào đẩy giá gạo lên?
Theo báo cáo phân tích thị trường của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tình hình thị trường thế giới đang diễn biến phức tạp do ảnh hưởng tâm lý từ chính sách thu mua thóc gạo với giá bảo lãnh của chính phủ mới tại Thái Lan đã làm tăng giá lúa gạo và tạo khan hiếm giả tạo tại nước này.
Nguồn cung trong nước bị kiềm chế khiến xuất khẩu gạo Thái Lan bị chậm lại và không đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ là yếu tố tác động mạnh trên thị trường gạo thế giới thời gian tới.
Sự tác động này sẽ lên đến đỉnh điểm khi vào tháng 11 tới chính phủ mới thực hiện chính sách tăng giá lúa quá cao ở mức dự kiến 850 USD/tấn đối với gạo trắng và 1.400 USD/tấn đối với gạo thơm.
Bên cạnh tác động của yếu tố chính sách và tâm lý từ Thái Lan, Mỹ cũng là nhân tố góp phần làm tăng giá, do diện tích sản xuất niên vụ 2011-2012 bị thu hẹp đến 30% và dự kiến sản lượng gạo giảm từ 1,5-2 triệu tấn, làm hạn chế nguồn cung cho thị trường thế giới. Nếu cân đối nguồn cung, tăng xuất khẩu của Ấn Độ 1 triệu tấn và của Nam Mỹ 0,5 triệu tấn cũng chỉ bù đắp được sụt giảm lượng gạo của Mỹ.
Nếu Thái Lan áp dụng chính sách can thiệp mới, có thể sẽ tăng tồn kho và giảm cung trên thị trường toàn cầu từ 1-2 triệu tấn gạo trong năm 2012. Để bù vào lượng gạo thiếu hụt này, thị trường thế giới sẽ trông chờ vào Ấn Độ tăng xuất khẩu bởi đây là quốc gia đang có lượng gạo và lúa mỳ tồn kho lớn nhất.
Sau khi cấm xuất khẩu từ năm 2007, mới đây Chính phủ Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn gạo không phải loại basmati, trong đó có loại Sona Masoori và Irri-6, trước triển vọng bội thu trong niên vụ 2011-2012.
Các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng, việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu số lượng lớn gạo có tác động tới giá gạo toàn cầu trong thời điểm phần lớn các nước sản xuất gạo đều có khả năng bội thu trong niên vụ mới. Sau khi Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo Irri- 6 đã giảm xuống mức 450 USD/tấn và có thể giảm tiếp khi vụ thu hoạch mới tới gần.
Trong khi đó, nhân tố Indonesia đã góp phần làm cân bằng thị trường gạo khi nước này sẽ phải tiếp tục nhập khẩu gạo do cần lượng gạo dự trữ tới 2 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi hạn hán đã làm giảm sản lượng tại các khu vực trồng lúa ở Javar - vùng sản xuất lúa gạo chính của đất nước “Vạn đảo” này. Sản lượng gạo của nước này dự kiến tăng 2,4% trong năm 2011, đạt 68,06 triệu tấn, tăng 1,59 triệu tấn so với năm 2010, song vẫn không hoàn thành mục tiêu tăng 5,2%. Năm nay, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu 1,5-2 triệu tấn gạo.
Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch AFA và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo từ nay tới quý 1/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu khá lớn từ Indonesia, Malaysia và Philippines.
Philippines đã tuyên bố nhập khẩu 880.000 tấn và có thể sẽ nhập nhiều hơn. Indonesia đã công bố số lượng gạo nhập khẩu là 1,6 triệu tấn, đã ký hợp đồng nhập của Việt Nam giao 500.000 tấn đến tháng 10.
Đầu tháng này, giá thóc gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao chưa từng có, bất chấp vụ Hè Thu đang trong thời kỳ thu hoạch rộ và thông báo của VFA hủy kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đúng hai tuần trước khi triển khai thực hiện theo dự định. Giá lúa gạo tăng trung bình 300-400 đồng/kg trong vòng một tuần, trong đó thóc khô loại hạt tròn và hạt dài đều tăng, đạt mức 6.500-6.600 đồng/kg và triển vọng còn tăng cao hơn nữa.
Vì sao gạo Thái Lan "thất thế"?
Chính sách thu mua thóc gạo với giá bảo lãnh của chính phủ mới của Thái Lan đang được cho là sẽ làm cho chính phủ trở thành khách hàng và nhà buôn bán gạo lớn nhất tại "xứ chùa Vàng," đồng thời làm tăng nguy cơ độc quyền. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi liệu gạo Thái có thể duy trì được khả năng cạnh tranh trong tương lai hay không khi giá gạo trắng xuất khẩu tăng từ 545-550 USD/tấn FOB hiện nay lên 840-850 USD/tấn.
Thái Lan sẽ sớm bị tụt lại sau Việt Nam, Ấn Độ và thậm chí cả Myanmar cả về giá cả lẫn khối lượng thóc gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng không thể dựa mãi vào chất lượng cao của gạo Hương nhài, do công nghệ tiên tiến có thể giúp các nước khác có khả năng sản xuất được loại gạo thơm tương tự như thế với giá thành thấp hơn.
Ngoài ra, hiện nay Thái Lan cũng rơi vào thế bất lợi về mặt dịch vụ hậu cần, khi chi phí vận chuyển một container loại 20 feet từ Thái Lan sang Mỹ là 1.700-1.800 USD, so với mức giá chỉ 1.350 USD nếu vận chuyển từ Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse dự đoán xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 50% vào năm 2012, nếu chính phủ nước này không thực hiện các biện pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác có thể tác động đến triển vọng xuất khẩu của gạo Thái là việc đồng baht tiếp tục lên giá so với đồng USD sẽ làm cho gạo nước này trở nên đắt đỏ hơn và việc Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu ít nhất 1 triệu tấn gạo.
Để duy trì thị phần, hiện nay các nhà xuất khẩu Thái Lan đang hướng tới nguồn cung cấp thóc gạo dự phòng từ Việt Nam, Campuchia hoặc Myanmar, để đề phòng trường hợp chính phủ mới ở "xứ chùa Vàng” thực hiện cam kết tăng mức giá bảo lãnh đối với gạo trắng.
Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho rằng các nhà xuất khẩu nước này không thể cạnh tranh khi chính phủ mới có kế hoạch mua thóc gạo với giá cao như vậy nên sẽ phải tìm các nguồn cung mới. Theo ông, chính sách của chính phủ sắp tới sẽ mở đường cho gạo tám thơm của Việt Nam dần thay thế gạo Hương nhài của Thái Lan trên thị trường quốc tế, khi giá loại gạo này bị đẩy lên 1.400 USD/tấn, cao hơn cả giá gạo basmati (Ấn Độ), hiện đang là loại gạo đắt nhất thế giới.
Trong khi đó, gạo tám thơm của Việt Nam gần đây đã nắm giữ khoảng 20% thị phần tại Singapore và chiếm 35% thị phần tại Hong Kong, nơi gạo Hương Nhài của Thái Lan thường chiếm tới 80%. Ông Charoen nhận xét chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện, trong khi chỉ có giá chào bán trung bình là 650 USD/tấn, thấp hơn khoảng 400-500 USD/tấn so với gạo Hương nhài và 150-200 USD/tấn so với gạo Pathum Thani của Thái Lan.
Thái Lan xuất khẩu ra thị trường quốc tế khoảng 8-10 tấn gạo mỗi năm. Tổng sản lượng thóc hàng năm của nước này đạt trung bình 30 triệu tấn, tương đương khoảng 20-21 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng 58,3%, lên 6,3 triệu tấn trong nửa đầu của năm nay, tạo đà cho nước này có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong cả năm, so với mức 8,5 triệu tấn năm 2010.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan, có thể vượt mục tiêu 7,4 triệu tấn trong năm nay, khi sản lượng tăng và các nhà xuất khẩu nhắm tới các thị trường mới như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh. Cho tới khi tình hình chính trị ở Thái Lan được ổn định, Việt Nam vẫn đang có được những lợi thế nhất định tại một số thị trường./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)