Nhân kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, chiều 22/5, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã gặp mặt trên 120 nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng dự.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng biểu dương Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, nhất là trong hoạt động giám sát của Quốc hội; đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Đặc biệt là những dự án luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của đông đảo cử tri và nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng như Bộ Luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn...
Trao đổi thông tin về các nội dung đề nghị sửa đổi trong Bộ Luật lao động, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã giới thiệu với các nữ đại biểu Quốc hội những nội dung trong dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi.
Bộ Luật đã thể hiện chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ, trong đó có các quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ; bảo vệ thai sản đối với lao động nữ; về thời gian nghỉ thai sản; các công việc không được sử dụng lao động nữ...
Theo bà Trương Thị Mai, về tuổi nghỉ hưu, dự thảo quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.
Đề cập những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào phụ nữ trong thời gian tới, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa khẳng định Hội sẽ làm tốt hơn nữa vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tích cực tham mưu đề xuất, tổ chức các hoạt động đoàn kết, tập hợp vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ cả nước.
Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa mong các nữ đại biểu Quốc hội tích cực đóng góp hơn nữa trong công tác giám sát, xây dựng pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng dự.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng biểu dương Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, nhất là trong hoạt động giám sát của Quốc hội; đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Đặc biệt là những dự án luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của đông đảo cử tri và nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng như Bộ Luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn...
Trao đổi thông tin về các nội dung đề nghị sửa đổi trong Bộ Luật lao động, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã giới thiệu với các nữ đại biểu Quốc hội những nội dung trong dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi.
Bộ Luật đã thể hiện chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ, trong đó có các quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ; bảo vệ thai sản đối với lao động nữ; về thời gian nghỉ thai sản; các công việc không được sử dụng lao động nữ...
Theo bà Trương Thị Mai, về tuổi nghỉ hưu, dự thảo quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.
Đề cập những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào phụ nữ trong thời gian tới, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa khẳng định Hội sẽ làm tốt hơn nữa vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tích cực tham mưu đề xuất, tổ chức các hoạt động đoàn kết, tập hợp vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ cả nước.
Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hòa mong các nữ đại biểu Quốc hội tích cực đóng góp hơn nữa trong công tác giám sát, xây dựng pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ./.
Thanh Hòa (TTXVN)