Ông Huỳnh Ba (lúc đó là Bí thư chi bộ đội 1, thuộc Tiểu đoàn 603, Đoàn Vận tải quân sự 559) đang sống ở phường Hòa Hiệp Nam (Liên Chiểu, Đà Nẵng) vẫn không sao quên được một ngày cách đây 50 năm khi chuyến tàu không số đầu tiên đã rời sông Gianh - Quảng Bình để thực thi một nhiệm vụ vận tải trên biển.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, công việc chủ yếu của ông Huỳnh Ba gắn liền với công tác giao liên, nhận tài liệu, hàng hóa từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, Nha Trang,… và ngược lại bằng tàu hỏa.
Khi đường dây giao liên vận chuyển bằng tàu hỏa bị lộ, ông phải lên căn cứ và làm giao liên đưa cán bộ từ miền Bắc vào Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Ba nhiều lần dong thuyền chở vũ khí từ Khu IV vào cập bến Cửa Lở-An Hoà (Tam Kỳ, Quảng Nam).
Một lần bị địch phát hiện, ông may đã kịp phi tang vũ khí, quân trang xuống đáy sông. Địch không tìm ra bằng cớ gì, chỉ kết án ông tù treo vì tội buôn lậu. Dù bị tù treo, ông vẫn trốn ra Khu IV đóng thuyền chở hàng hóa, vũ khí.
Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 5 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết định lập một cơ quan nghiên cứu mở đường vận tải trên bộ để đưa lực lượng, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tháng 7 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết định tổ chức đường vận tải trên biển. Đây là một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đầu năm 1960, Tiểu đoàn 603 (tên công khai là Tập đoàn đánh cá sông Gianh) được giao nhiệm vụ chở vũ khí, quân trang, thuốc men vào cung cấp cho bộ đội và nhân dân Khu V.
Lợi dụng có đợt gió mùa Đông Bắc lớn tràn về, Tiểu đoàn quyết định cho thuyền nhổ neo vào đêm 27/1/1960, tức 30 Tết Canh Tý, để tạo thế bất ngờ, bí mật.
Đội thuyền của ông khi đó có sáu người từng tham gia vận chuyển từ Khu V vào Khu VI bằng đường biển trong kháng chiến chống Pháp.
Đêm đầu, thuyền chạy thẳng ra vùng biển quốc tế để từ đó sẽ đi dần vào chân đèo Hải Vân. Ngày hôm sau do gió to, sóng lớn, thuyền gẫy mất một lái và có nguy cơ bị lật. Sáu thành viên cố chèo chống nhưng thuyền vẫn dạt về phía Nam.
Đến ngày thứ ba, thuyền lạc vào Cù Lao Ré (tức đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), mọi người định cho thuyền ngược lên thì tay lái còn lại gẫy nốt.
Khi gió bắt đầu lặng, tàu tuần tiễu và tàu đánh cá của dân ra biển Đông. Để tránh bị lộ, thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định, để giữ ý đồ chiến lược con đường vận chuyển trên biển, phải phi tang hàng theo phương án đã định.
Dù tiếc đến chảy nước mắt, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, anh em trên thuyền vẫn phải lần lượt thả năm tấn súng đạn và thuốc men xuống biển.
Chiều hôm đó, sáu thủy thủ trên thuyền bị bắt. Tuy có giấy tờ làm ăn hợp pháp do tổ chức lo và khai rất khớp rằng đi đánh cá bị lạc, song địch vẫn tách ra, giam mỗi người một nơi.
Với tư cách là Bí thư chi bộ, ông Ba tự nhận mình là chủ một thuyền của Tập đoàn đánh cá Sông Gianh, những anh em trên thuyền đều làm công cho ông nên chúng chỉ giam năm người với thời gian 3 năm rồi trả tự do, còn ông bị đày ra Côn Đảo.
Ở Côn Đảo một thời gian, địch lại đưa ông về Sài Gòn tra khảo, đi lại tới 12 lần, chúng vẫn không khai thác được gì liên quan đến bí mật con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Đến năm 1974, ông Ba mới được thả ra.
Chuyến tàu vượt biển đầu tiên chở vũ khí vào miền Nam tuy không thành, nhưng đó là tiền đề để đến tháng 10/1961, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập lực lượng vận tải trên biển mang tên Đoàn 759 - tiền thân của Lữ Đoàn 125 Hải Quân ngày nay. Những con tàu không số bắt đầu xuất hiện kể từ đó.
Khi vào chiến trường, để giữ bí mật, các con tàu đã được xóa hết dấu vết, không mang số. Mọi thứ mang theo như đường, đồ hộp, sữa, thuốc lá, xà phòng... đều không có nhãn, đều không có số và vì vậy mọi người quen gọi là “tàu không số." Những con tàu lúc ẩn, lúc hiện như thần thoại, tiếp tế được nhiều vũ khí cho chiến trường.
Lịch sử dân tộc lại ghi thêm một nét độc đáo, sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh chống đế quốc Mỹ, giải phóng đất nước đó là đường Hồ Chí Minh trên biển./.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, công việc chủ yếu của ông Huỳnh Ba gắn liền với công tác giao liên, nhận tài liệu, hàng hóa từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, Nha Trang,… và ngược lại bằng tàu hỏa.
Khi đường dây giao liên vận chuyển bằng tàu hỏa bị lộ, ông phải lên căn cứ và làm giao liên đưa cán bộ từ miền Bắc vào Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Ba nhiều lần dong thuyền chở vũ khí từ Khu IV vào cập bến Cửa Lở-An Hoà (Tam Kỳ, Quảng Nam).
Một lần bị địch phát hiện, ông may đã kịp phi tang vũ khí, quân trang xuống đáy sông. Địch không tìm ra bằng cớ gì, chỉ kết án ông tù treo vì tội buôn lậu. Dù bị tù treo, ông vẫn trốn ra Khu IV đóng thuyền chở hàng hóa, vũ khí.
Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 5 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết định lập một cơ quan nghiên cứu mở đường vận tải trên bộ để đưa lực lượng, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tháng 7 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết định tổ chức đường vận tải trên biển. Đây là một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đầu năm 1960, Tiểu đoàn 603 (tên công khai là Tập đoàn đánh cá sông Gianh) được giao nhiệm vụ chở vũ khí, quân trang, thuốc men vào cung cấp cho bộ đội và nhân dân Khu V.
Lợi dụng có đợt gió mùa Đông Bắc lớn tràn về, Tiểu đoàn quyết định cho thuyền nhổ neo vào đêm 27/1/1960, tức 30 Tết Canh Tý, để tạo thế bất ngờ, bí mật.
Đội thuyền của ông khi đó có sáu người từng tham gia vận chuyển từ Khu V vào Khu VI bằng đường biển trong kháng chiến chống Pháp.
Đêm đầu, thuyền chạy thẳng ra vùng biển quốc tế để từ đó sẽ đi dần vào chân đèo Hải Vân. Ngày hôm sau do gió to, sóng lớn, thuyền gẫy mất một lái và có nguy cơ bị lật. Sáu thành viên cố chèo chống nhưng thuyền vẫn dạt về phía Nam.
Đến ngày thứ ba, thuyền lạc vào Cù Lao Ré (tức đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), mọi người định cho thuyền ngược lên thì tay lái còn lại gẫy nốt.
Khi gió bắt đầu lặng, tàu tuần tiễu và tàu đánh cá của dân ra biển Đông. Để tránh bị lộ, thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định, để giữ ý đồ chiến lược con đường vận chuyển trên biển, phải phi tang hàng theo phương án đã định.
Dù tiếc đến chảy nước mắt, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, anh em trên thuyền vẫn phải lần lượt thả năm tấn súng đạn và thuốc men xuống biển.
Chiều hôm đó, sáu thủy thủ trên thuyền bị bắt. Tuy có giấy tờ làm ăn hợp pháp do tổ chức lo và khai rất khớp rằng đi đánh cá bị lạc, song địch vẫn tách ra, giam mỗi người một nơi.
Với tư cách là Bí thư chi bộ, ông Ba tự nhận mình là chủ một thuyền của Tập đoàn đánh cá Sông Gianh, những anh em trên thuyền đều làm công cho ông nên chúng chỉ giam năm người với thời gian 3 năm rồi trả tự do, còn ông bị đày ra Côn Đảo.
Ở Côn Đảo một thời gian, địch lại đưa ông về Sài Gòn tra khảo, đi lại tới 12 lần, chúng vẫn không khai thác được gì liên quan đến bí mật con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Đến năm 1974, ông Ba mới được thả ra.
Chuyến tàu vượt biển đầu tiên chở vũ khí vào miền Nam tuy không thành, nhưng đó là tiền đề để đến tháng 10/1961, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập lực lượng vận tải trên biển mang tên Đoàn 759 - tiền thân của Lữ Đoàn 125 Hải Quân ngày nay. Những con tàu không số bắt đầu xuất hiện kể từ đó.
Khi vào chiến trường, để giữ bí mật, các con tàu đã được xóa hết dấu vết, không mang số. Mọi thứ mang theo như đường, đồ hộp, sữa, thuốc lá, xà phòng... đều không có nhãn, đều không có số và vì vậy mọi người quen gọi là “tàu không số." Những con tàu lúc ẩn, lúc hiện như thần thoại, tiếp tế được nhiều vũ khí cho chiến trường.
Lịch sử dân tộc lại ghi thêm một nét độc đáo, sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh chống đế quốc Mỹ, giải phóng đất nước đó là đường Hồ Chí Minh trên biển./.
Hứa Chung (Vietnam+)