Ngày 26/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư của quý 1, theo đó, tốc độ tăng GDP của quý đạt 5,83% so với cùng kỳ năm 2009.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong quý I đạt 24,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%. Đây là những kết quả tương đối khả quan.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại. Kim ngạch xuất khẩu quý 1 vẫn giảm (-1,6%) so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu lại tăng mạnh tới 37,6%. Về giá trị, trong 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD, thâm hụt thương mại 3,5 tỷ USD. Thực tế này tiếp tục gây áp lực cán cân thanh toán.
Đáng chú ý, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế giảm so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) lại tăng khá mạnh.
Khu vực này đóng góp tới gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu với 6,7 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước cùng quan điểm cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nhập siêu kinh niên này là nền kinh tế Việt Nam thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ nên bắt buộc phải nhập khẩu để có yếu tố đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, hàng hóa Trung Quốc có giá rẻ cũng đã kích thích nhập khẩu từ nước này.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/3, thu ngân sách ước đạt 90.900 tỷ đồng bằng 19,7% dự toán cả năm.
Trong khi đó, chi ngân sách đạt 102.000 tỷ đồng, bằng 17,5% so với dự toán. Như vậy thâm hụt ngân sách trong 2 tháng rưỡi đầu năm đã là 11.100 tỷ đồng./.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong quý I đạt 24,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%. Đây là những kết quả tương đối khả quan.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại. Kim ngạch xuất khẩu quý 1 vẫn giảm (-1,6%) so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu lại tăng mạnh tới 37,6%. Về giá trị, trong 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD, thâm hụt thương mại 3,5 tỷ USD. Thực tế này tiếp tục gây áp lực cán cân thanh toán.
Đáng chú ý, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế giảm so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) lại tăng khá mạnh.
Khu vực này đóng góp tới gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu với 6,7 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước cùng quan điểm cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nhập siêu kinh niên này là nền kinh tế Việt Nam thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ nên bắt buộc phải nhập khẩu để có yếu tố đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, hàng hóa Trung Quốc có giá rẻ cũng đã kích thích nhập khẩu từ nước này.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/3, thu ngân sách ước đạt 90.900 tỷ đồng bằng 19,7% dự toán cả năm.
Trong khi đó, chi ngân sách đạt 102.000 tỷ đồng, bằng 17,5% so với dự toán. Như vậy thâm hụt ngân sách trong 2 tháng rưỡi đầu năm đã là 11.100 tỷ đồng./.
Thúy Hiền (Vietnam+)