Những người nghiện càphê đang phải đối mặt với nguy cơ giá cả mặt hàng này tăng vọt do bệnh nấm “la roya” đang lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng càphê của nhiều quốc gia ở Trung Mỹ - khu vực vẫn nổi tiếng với các loại càphê arabica chất lượng cao thường được các nhà bán lẻ như Starbucks sử dụng để chế biến các loại càphê espresso và cappuccino - trong niên vụ này.
Tờ “Thời báo Tài chính” của Anh dẫn lời người đứng đầu Tổ chức Càphê Quốc tế (ICO) Roberio Silva nói “đó là một dịch bệnh mang tính khu vực.”
Ông này nhấn mạnh la roya “không chỉ là một dịch bệnh trên cây càphê” mà còn là “một dịch bệnh về kinh tế.”
Bệnh nấm la roya đã lan rộng trên hơn một nửa vùng trồng càphê ở Trung Mỹ, phá hủy gần 20% càphê trong niên vụ 2012/13. Theo ước tính của IDB, thiệt hại đối với những người trồng càphê ở khu vực này lên tới 600 triệu USD.
Các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất là Nicaragua, Honduras, Guatemala, El Salvador và Costa Rica.
[Càphê tiếp tục chịu sức ép về giá niên vụ 2012-2013]
Đáng chú ý, nhiều người kinh doanh càphê tin rằng Trung Mỹ - khu vực hiện chiếm 1/5 sản lượng càphê arabica toàn cầu - sẽ mất thị phần càphê arabica chất lượng cao trong niên vụ 2013/14 khi những ảnh hưởng của bệnh nấm này trở nên rõ ràng hơn.
Còn theo tờ “Daily Mirror”, khoảng 20% diện tích trồng càphê arabica ở Honduras đã bị tàn phá bởi dịch nấm la roya. Đây là thiệt hại lớn nhất đối với ngành càphê của quốc đảo này trong vòng 30 năm qua.
Tờ “Daily Mirror” dẫn lời chuyên gia về đồ uống trên thế giới Jonny Forsyth thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel cho biết hiện tại, nguồn cung càphê arabica tốt nhất trên thế giới vẫn chủ yếu là từ Brazil.
Ông nói: “Việc nguồn cung càphê giảm mạnh trong khi nhu cầu thế giới vẫn gia tăng có thể sẽ khiến giá mặt hàng này tăng mạnh trên thị trường toàn cầu.”
Theo nhận định của “Daily Mirror,” các khách hàng của những thương hiệu lớn như Nescafe và Kenco hoặc các chuỗi cửa hàng càphê trên phố lớn như Costa và Cafe Nero ở Anh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trước tình hình sản lượng càphê toàn cầu sụt giảm này./.
Tờ “Thời báo Tài chính” của Anh dẫn lời người đứng đầu Tổ chức Càphê Quốc tế (ICO) Roberio Silva nói “đó là một dịch bệnh mang tính khu vực.”
Ông này nhấn mạnh la roya “không chỉ là một dịch bệnh trên cây càphê” mà còn là “một dịch bệnh về kinh tế.”
Bệnh nấm la roya đã lan rộng trên hơn một nửa vùng trồng càphê ở Trung Mỹ, phá hủy gần 20% càphê trong niên vụ 2012/13. Theo ước tính của IDB, thiệt hại đối với những người trồng càphê ở khu vực này lên tới 600 triệu USD.
Các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất là Nicaragua, Honduras, Guatemala, El Salvador và Costa Rica.
[Càphê tiếp tục chịu sức ép về giá niên vụ 2012-2013]
Đáng chú ý, nhiều người kinh doanh càphê tin rằng Trung Mỹ - khu vực hiện chiếm 1/5 sản lượng càphê arabica toàn cầu - sẽ mất thị phần càphê arabica chất lượng cao trong niên vụ 2013/14 khi những ảnh hưởng của bệnh nấm này trở nên rõ ràng hơn.
Còn theo tờ “Daily Mirror”, khoảng 20% diện tích trồng càphê arabica ở Honduras đã bị tàn phá bởi dịch nấm la roya. Đây là thiệt hại lớn nhất đối với ngành càphê của quốc đảo này trong vòng 30 năm qua.
Tờ “Daily Mirror” dẫn lời chuyên gia về đồ uống trên thế giới Jonny Forsyth thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel cho biết hiện tại, nguồn cung càphê arabica tốt nhất trên thế giới vẫn chủ yếu là từ Brazil.
Ông nói: “Việc nguồn cung càphê giảm mạnh trong khi nhu cầu thế giới vẫn gia tăng có thể sẽ khiến giá mặt hàng này tăng mạnh trên thị trường toàn cầu.”
Theo nhận định của “Daily Mirror,” các khách hàng của những thương hiệu lớn như Nescafe và Kenco hoặc các chuỗi cửa hàng càphê trên phố lớn như Costa và Cafe Nero ở Anh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trước tình hình sản lượng càphê toàn cầu sụt giảm này./.
Linh Đào (TTXVN)