Ngày 18/11 trên các thị trường New York và London, giá dầu tiếp tục đà phục hồi, theo sau sự suy yếu của đồng USD so với euro, giữa những đồn đoán ngày càng tăng về khả năng Ireland - quốc gia đang vật lộn với nợ nần - sẽ buộc phải xin cứu trợ của bên ngoài.
Tuy nhiên đến chiều 19/11 tại thị trường châu Á, giá nhiên liệu này lại quay đầu giảm nhẹ trước những lo ngại về khả năng kiểm soát giá năng lượng của Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch 18/11 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 đã tăng 1,41 USD lên 81,85 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 1/2011 tại London tăng 1,77 USD lên 85,05 USD/thùng.
Nhà phân tích của công ty Sucden, Myrto Sokou nói: "Giá dầu phục hồi là nhờ đồng USD trượt giá so với đồng euro, trước những thông tin rằng Ireland đã đồng ý hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về những biện pháp khẩn cấp, để giải quyết vấn đề nợ."
Theo nhà phân tích này, những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng nợ của Ireland đang làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng cũng được hỗ trợ bởi hoạt động mua vào của các nhà đầu tư, sau khi giá dầu giảm mạnh hồi đầu tuần và dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/11 đã giảm tới 7,3 triệu thùng - mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong 15 tháng qua.
Tuy nhiên, chiều 19/11 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu lại đảo chiều đi xuống. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 9 xu, xuống 81,76 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 giảm 18 xu, xuống 84,87 USD.
Phó chủ tịch công ty phân tích năng lượng Argus Media phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định mối lo ngại về khả năng kiểm soát giá năng lượng của Trung Quốc trong nỗ lực kiềm chế lạm phát là nguyên nhân khiến giá dầu giảm.
Ngày 17/11, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành thông tư hướng dẫn về việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả cho những mặt hàng chủ chốt như rau quả, ngũ cốc, than đá và một số loại năng lượng, để kiềm chế lạm phát. Song văn bản này không cho biết cụ thể việc kiểm soát giá sẽ được áp dụng lên mặt hàng nào và điều này đã khiến các nhà đầu tư càng thêm "sốt ruột."
Trong bối cảnh Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho rằng doanh thu từ xuất khẩu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong năm nay sẽ tăng thêm hơn 30% (177 tỷ USD), Công ty tài chính Barclays Capital dự báo giá dầu sẽ đạt 90 USD/thùng trước cuối năm và lên đến 100 USD/thùng vào năm tới./.
Tuy nhiên đến chiều 19/11 tại thị trường châu Á, giá nhiên liệu này lại quay đầu giảm nhẹ trước những lo ngại về khả năng kiểm soát giá năng lượng của Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch 18/11 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 đã tăng 1,41 USD lên 81,85 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 1/2011 tại London tăng 1,77 USD lên 85,05 USD/thùng.
Nhà phân tích của công ty Sucden, Myrto Sokou nói: "Giá dầu phục hồi là nhờ đồng USD trượt giá so với đồng euro, trước những thông tin rằng Ireland đã đồng ý hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về những biện pháp khẩn cấp, để giải quyết vấn đề nợ."
Theo nhà phân tích này, những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng nợ của Ireland đang làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng cũng được hỗ trợ bởi hoạt động mua vào của các nhà đầu tư, sau khi giá dầu giảm mạnh hồi đầu tuần và dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/11 đã giảm tới 7,3 triệu thùng - mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong 15 tháng qua.
Tuy nhiên, chiều 19/11 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu lại đảo chiều đi xuống. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2010 giảm 9 xu, xuống 81,76 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 giảm 18 xu, xuống 84,87 USD.
Phó chủ tịch công ty phân tích năng lượng Argus Media phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định mối lo ngại về khả năng kiểm soát giá năng lượng của Trung Quốc trong nỗ lực kiềm chế lạm phát là nguyên nhân khiến giá dầu giảm.
Ngày 17/11, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành thông tư hướng dẫn về việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả cho những mặt hàng chủ chốt như rau quả, ngũ cốc, than đá và một số loại năng lượng, để kiềm chế lạm phát. Song văn bản này không cho biết cụ thể việc kiểm soát giá sẽ được áp dụng lên mặt hàng nào và điều này đã khiến các nhà đầu tư càng thêm "sốt ruột."
Trong bối cảnh Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho rằng doanh thu từ xuất khẩu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong năm nay sẽ tăng thêm hơn 30% (177 tỷ USD), Công ty tài chính Barclays Capital dự báo giá dầu sẽ đạt 90 USD/thùng trước cuối năm và lên đến 100 USD/thùng vào năm tới./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)