Ngày 14/2, giá dầu thế giới biến động trái chiều trên các thị trường, với giá nhiên liệu này giảm tại thị trường New York, nhưng lại vọt lên mức cao nhất trong 28 tháng tại thị trường London khi vượt ngưỡng 104 USD/thùng, trước những lo ngại tình trạng bất ổn tại Ai Cập có thể lan ra toàn khu vực Trung Đông.
Tại New York, kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2011 giảm 77 xu xuống 84,81 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent giao tháng 4/2010 lại leo lên trên 104 USD/thùng, trước khi đóng cửa ở mức 103,08 USD/thùng, tăng 1,65 USD so với phiên cuối tuần trước.
Đến chiều 15/2 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, những bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi cùng với việc nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc tiếp tục đẩy giá dầu lên cao, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2011 tăng 33 xu lên 85,14 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2011 tăng 34 xu lên 103,42 USD/thùng.
Như vậy, hiện giá dầu ngọt nhẹ và giá dầu Brent chênh nhau khoảng 18 USD. Mike Fitzpatrick thuộc Kilduff Report cho rằng mức chênh lệch này cho thấy nguồn cung dầu thô tại Mỹ khá dồi dào, đồng thời cũng làm nổi rõ những lo ngại về tình trạng rối loạn chính trị tại Trung Đông.
Các cuộc biểu tình diễn ra trong hơn hai tuần đã buộc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức vào ngày 11/2, và điều này ban đầu đã khiến cả thị trường New York và London trở nên hoang mang, nhưng sau đó ngày càng tác động mạnh lên giá dầu Brent.
Rich Ilczyszyn, thuộc Lind-Waldock, nhận định nếu có các vấn đề xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá dầu Brent hơn là dầu ngọt nhẹ.
Theo các nhà phân tích, giá dầu Brent được hỗ trợ bởi những lo ngại về nguồn cung tại Trung Đông, trong bối cảnh người dân tại nhiều nước Arập đã tổ chức biểu tình sau vụ từ chức của ông Mubarak.
Rebecca Seabury, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn của Anh Inenco, cho rằng các thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục ở trong tình trạng căng thẳng cho tới khi tình hình ở Ai Cập trở lại ổn định và khi người ta phần nào chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với việc điều hành đất nước.
Theo bà, các thị trường lo ngại về nguy cơ bất ổn đang lan rộng ra toàn khu vực. Họ muốn được đảm bảo rằng khu vực này sẽ vẫn ổn định trong những tuần và tháng tới, và giá dầu có thể tiếp tục hướng tới ngưỡng 110 USD/thùng cho tới khi điều đó xảy ra, nhất là khi các nhân tố khác, như đồng USD yếu, nhu cầu toàn cầu gia tăng, và nguồn cung hạn hẹp, cũng đang được tính đến.
Bên cạnh đó, giá dầu còn được hỗ trợ bởi nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh. Theo số liệu công bố ngày 14/2, Trung Quốc đã nhập khẩu 5,13 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2011./.
Tại New York, kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2011 giảm 77 xu xuống 84,81 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent giao tháng 4/2010 lại leo lên trên 104 USD/thùng, trước khi đóng cửa ở mức 103,08 USD/thùng, tăng 1,65 USD so với phiên cuối tuần trước.
Đến chiều 15/2 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, những bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi cùng với việc nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc tiếp tục đẩy giá dầu lên cao, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2011 tăng 33 xu lên 85,14 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2011 tăng 34 xu lên 103,42 USD/thùng.
Như vậy, hiện giá dầu ngọt nhẹ và giá dầu Brent chênh nhau khoảng 18 USD. Mike Fitzpatrick thuộc Kilduff Report cho rằng mức chênh lệch này cho thấy nguồn cung dầu thô tại Mỹ khá dồi dào, đồng thời cũng làm nổi rõ những lo ngại về tình trạng rối loạn chính trị tại Trung Đông.
Các cuộc biểu tình diễn ra trong hơn hai tuần đã buộc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức vào ngày 11/2, và điều này ban đầu đã khiến cả thị trường New York và London trở nên hoang mang, nhưng sau đó ngày càng tác động mạnh lên giá dầu Brent.
Rich Ilczyszyn, thuộc Lind-Waldock, nhận định nếu có các vấn đề xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá dầu Brent hơn là dầu ngọt nhẹ.
Theo các nhà phân tích, giá dầu Brent được hỗ trợ bởi những lo ngại về nguồn cung tại Trung Đông, trong bối cảnh người dân tại nhiều nước Arập đã tổ chức biểu tình sau vụ từ chức của ông Mubarak.
Rebecca Seabury, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn của Anh Inenco, cho rằng các thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục ở trong tình trạng căng thẳng cho tới khi tình hình ở Ai Cập trở lại ổn định và khi người ta phần nào chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với việc điều hành đất nước.
Theo bà, các thị trường lo ngại về nguy cơ bất ổn đang lan rộng ra toàn khu vực. Họ muốn được đảm bảo rằng khu vực này sẽ vẫn ổn định trong những tuần và tháng tới, và giá dầu có thể tiếp tục hướng tới ngưỡng 110 USD/thùng cho tới khi điều đó xảy ra, nhất là khi các nhân tố khác, như đồng USD yếu, nhu cầu toàn cầu gia tăng, và nguồn cung hạn hẹp, cũng đang được tính đến.
Bên cạnh đó, giá dầu còn được hỗ trợ bởi nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh. Theo số liệu công bố ngày 14/2, Trung Quốc đã nhập khẩu 5,13 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2011./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)