Trong phiên giao dịch ngày 27/6 tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ “dập dình” quanh mức 79 USD/thùng, khi mà tâm lý của giới đầu tư bị giằng co giữa các số liệu kinh tế đáng khích lệ của Mỹ và báo cáo mới đây cho thấy nguồn cung dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần trước bất ngờ tăng cao, báo hiệu rằng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vẫn đang có xu hướng suy giảm.
Tính tới cuối buổi chiều tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm 12 xu, xuống 79,24 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 53 xu, xuống còn 92,49 USD/thùng.
Thị trường cổ phiếu và hàng hóa toàn cầu đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch 27/6, sau khi S&P/Case Shiller thông báo giá nhà ở (đã được điều chỉnh theo thời vụ) tại 20 thành phố lớn của Mỹ tăng 0,7% trong tháng 4/2012, vượt mức dự báo của các chuyên gia kinh tế là tăng 0,4%.
Tuy nhiên, thông tin này vẫn không đủ để “xoa dịu” những hoài nghi của giới đầu tư về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tới.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động bởi báo cáo mới nhất từ Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này đã tăng thêm 500.000 thùng vào tuần trước, tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi đó, dự trữ xăng của Mỹ cũng tăng tới 400.000 thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (26/6) tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ đã đảo chiều tăng khiêm tốn sau phiên đi xuống trước đó, nhờ một vài số liệu tích cực tới từ nền kinh tế số 1 thế giới, cho dù những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu yếu kém của các nền kinh tế hai bờ Đại Tây Dương vẫn còn đeo bám giới đầu tư. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tiếp tục xu hướng đi lên, do cuộc biểu tình của lực lượng lao động ngành dầu mỏ tại Na Uy.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 tăng 15 xu, tương đương 0,2%, lên 79,36 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 2,01 USD, đứng ở mức 93,02 USD/thùng.
Phần lớn thời gian của phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ liên tục “lao dốc,” trong bối cảnh cơn bão nợ công tại châu Âu chưa có dấu hiệu suy giảm, mà còn trở nền tồi tệ hơn sau khi Cộng hòa Síp bất ngờ trở thành quốc gia thứ 5 ở châu Âu đề nghị EU cứu trợ, trong khi đó Tây Ban Nha đã chính thức đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dành cho hệ thống ngân hàng đang “hấp hối” của nước này.
Tuy nhiên, thông tin thị trường nhà đất Mỹ khởi sắc hơn đã giúp giá “vàng đen” đảo chiều đi lên. Thêm vào đó, thị trường năng lượng còn được hỗ trợ bởi cơn bão nhiệt đới Debby , đang dần trôi về phía bang Florida, sau khi tác động của nó đã buộc một số nhà sản xuất dầu mỏ ở Vịnh Mexico phải tạm thời đóng cửa./.
Tính tới cuối buổi chiều tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm 12 xu, xuống 79,24 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 53 xu, xuống còn 92,49 USD/thùng.
Thị trường cổ phiếu và hàng hóa toàn cầu đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch 27/6, sau khi S&P/Case Shiller thông báo giá nhà ở (đã được điều chỉnh theo thời vụ) tại 20 thành phố lớn của Mỹ tăng 0,7% trong tháng 4/2012, vượt mức dự báo của các chuyên gia kinh tế là tăng 0,4%.
Tuy nhiên, thông tin này vẫn không đủ để “xoa dịu” những hoài nghi của giới đầu tư về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tới.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động bởi báo cáo mới nhất từ Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của nước này đã tăng thêm 500.000 thùng vào tuần trước, tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi đó, dự trữ xăng của Mỹ cũng tăng tới 400.000 thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm trước (26/6) tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ đã đảo chiều tăng khiêm tốn sau phiên đi xuống trước đó, nhờ một vài số liệu tích cực tới từ nền kinh tế số 1 thế giới, cho dù những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu yếu kém của các nền kinh tế hai bờ Đại Tây Dương vẫn còn đeo bám giới đầu tư. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tiếp tục xu hướng đi lên, do cuộc biểu tình của lực lượng lao động ngành dầu mỏ tại Na Uy.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 tăng 15 xu, tương đương 0,2%, lên 79,36 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 2,01 USD, đứng ở mức 93,02 USD/thùng.
Phần lớn thời gian của phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ liên tục “lao dốc,” trong bối cảnh cơn bão nợ công tại châu Âu chưa có dấu hiệu suy giảm, mà còn trở nền tồi tệ hơn sau khi Cộng hòa Síp bất ngờ trở thành quốc gia thứ 5 ở châu Âu đề nghị EU cứu trợ, trong khi đó Tây Ban Nha đã chính thức đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dành cho hệ thống ngân hàng đang “hấp hối” của nước này.
Tuy nhiên, thông tin thị trường nhà đất Mỹ khởi sắc hơn đã giúp giá “vàng đen” đảo chiều đi lên. Thêm vào đó, thị trường năng lượng còn được hỗ trợ bởi cơn bão nhiệt đới Debby , đang dần trôi về phía bang Florida, sau khi tác động của nó đã buộc một số nhà sản xuất dầu mỏ ở Vịnh Mexico phải tạm thời đóng cửa./.
Minh Trang (TTXVN)