Đêm qua (4/7), giá dầu đi xuống trên thị trường Mỹ, trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung dầu mỏ tại Trung Đông ngày càng tăng, sau khi quân đội Ai Cập đã chính thức phế truất Tổng thống Mohamed Morsi.
Giới đầu tư đang theo dõi một cách cẩn trọng để xem xét liệu tình trạng bạo động sẽ leo thang và tác động tới sự ổn định tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ nhưng chính trị bất ổn này như thế nào.
Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên so với đồng euro và đồng bảng Anh trong phiên cùng ngày, sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh quyết định sẽ giữ tỷ lệ lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian, cũng đã gây sức ép lên giá dầu.
Trên Sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 giảm 14 xu, đóng phiên ở mức 101,10 USD/thùng. Trong phiên 3/7, giá dầu đã đạt 102,18 USD/thùng, mức cao nhất trong 14 tháng qua.
Trong khi, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 42 xu xuống 105,34 USD/thùng.
Mặc dù không phải là nước xuất khẩu dầu thô lớn, nhưng Ai Cập nắm trong tay các "điểm lõi" chi phối thị trường như kênh đào Suez và đường ống dẫn dầu Sumed.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (5/7), dầu thô cũng rớt giá trên thị trường châu Á, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới tình trạng bạo động đang diễn ra ở Ai Cập gần đây, cũng như chờ đợi báo cáo việc làm từ Mỹ để có cơ sở đoán định khi nào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu rút lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện tại.
Trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 giảm 26 xu xuống 100,98 USD/thùng trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 14 xu xuống 105,40 USD/thùng.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm 343.000 đơn trong tuần kết thúc vào thứ Sáu (28/6) và thấp hơn mức tương ứng 5.000 đơn trong tuần trước nữa.
Trên Sàn giao dịch Nymex, giá xăng bán buôn giảm 1,39 xu xuống 2,8243 USD/gallon, giá dầu sưởi ấm giảm 1,49 xu xuống 2,9363 USD/gallon, và khí đốt tự nhiên giảm 3,1 xu xuống 3,659 USD/1.000 m3./.
Giới đầu tư đang theo dõi một cách cẩn trọng để xem xét liệu tình trạng bạo động sẽ leo thang và tác động tới sự ổn định tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ nhưng chính trị bất ổn này như thế nào.
Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên so với đồng euro và đồng bảng Anh trong phiên cùng ngày, sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh quyết định sẽ giữ tỷ lệ lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian, cũng đã gây sức ép lên giá dầu.
Trên Sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 giảm 14 xu, đóng phiên ở mức 101,10 USD/thùng. Trong phiên 3/7, giá dầu đã đạt 102,18 USD/thùng, mức cao nhất trong 14 tháng qua.
Trong khi, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 42 xu xuống 105,34 USD/thùng.
Mặc dù không phải là nước xuất khẩu dầu thô lớn, nhưng Ai Cập nắm trong tay các "điểm lõi" chi phối thị trường như kênh đào Suez và đường ống dẫn dầu Sumed.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (5/7), dầu thô cũng rớt giá trên thị trường châu Á, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới tình trạng bạo động đang diễn ra ở Ai Cập gần đây, cũng như chờ đợi báo cáo việc làm từ Mỹ để có cơ sở đoán định khi nào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu rút lại chương trình nới lỏng tiền tệ hiện tại.
Trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 giảm 26 xu xuống 100,98 USD/thùng trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 14 xu xuống 105,40 USD/thùng.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm 343.000 đơn trong tuần kết thúc vào thứ Sáu (28/6) và thấp hơn mức tương ứng 5.000 đơn trong tuần trước nữa.
Trên Sàn giao dịch Nymex, giá xăng bán buôn giảm 1,39 xu xuống 2,8243 USD/gallon, giá dầu sưởi ấm giảm 1,49 xu xuống 2,9363 USD/gallon, và khí đốt tự nhiên giảm 3,1 xu xuống 3,659 USD/1.000 m3./.
Minh Hằng (TTXVN)