Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 29/4, giá dầu đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và những tác động của nó đối với thị trường năng lượng.
Giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng Sáu giảm 9 xu xuống 83,13 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 17 xu xuống 85,99 USD/thùng.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Pháp AFP, chuyên gia phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz nhận định những khó khăn tại Khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đang gây sức ép với cả thị trường chứng khoán lẫn thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, theo ông Shum, quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là một tin tốt lành với thị trường dầu và giúp hạn chế đà sụt giảm của giá dầu.
Trong một diễn biến mới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán về các biện pháp giải cứu Hy Lạp.
Với tư cách là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, Đức có "quyền lực" lớn ở châu lục. Cường quốc này tuyên bố sẽ cho Hy Lạp vay để tránh nguy cơ vỡ nợ nếu Athens cam kết tiếp tục cắt giảm ngân sách.
Ngày 19/5 tới là đến hạn Hy Lạp phải hoàn trả khoản nợ 9 tỷ euro (12 tỷ USD), tuy nhiên quốc gia này không thể tiếp cận nguồn vốn tư nhân sau khi bị S&P hạ mức xếp hạng tín dụng./.
Giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng Sáu giảm 9 xu xuống 83,13 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 17 xu xuống 85,99 USD/thùng.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Pháp AFP, chuyên gia phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz nhận định những khó khăn tại Khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đang gây sức ép với cả thị trường chứng khoán lẫn thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, theo ông Shum, quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là một tin tốt lành với thị trường dầu và giúp hạn chế đà sụt giảm của giá dầu.
Trong một diễn biến mới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán về các biện pháp giải cứu Hy Lạp.
Với tư cách là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, Đức có "quyền lực" lớn ở châu lục. Cường quốc này tuyên bố sẽ cho Hy Lạp vay để tránh nguy cơ vỡ nợ nếu Athens cam kết tiếp tục cắt giảm ngân sách.
Ngày 19/5 tới là đến hạn Hy Lạp phải hoàn trả khoản nợ 9 tỷ euro (12 tỷ USD), tuy nhiên quốc gia này không thể tiếp cận nguồn vốn tư nhân sau khi bị S&P hạ mức xếp hạng tín dụng./.
Hương Giang (Vietnam+)